
- Nghiên cứu xử lý dầu Emulsol mất phẩm chất và Sx dầu Emulsol mới từ dầu phế thải (dầu tái sinh)
- Nghiên cứu công nghệ sản xuất phụ gia GTBE từ glyxerin phụ phẩm của sản xuất bio-điezen
- Giải pháp nâng cao chất lượng công tác phân luồng học sinh sau Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2018 - 2025
- Nghiên cứu xây dựng thử nghiệm nền tảng IoT dựa trên mạng LoRaWAN phục vụ cho đô thị thông minh
- Nghiên cứu hoàn thiện quy trình thu gom xử lý phân và xác hữu cơ từ các trang trại chăn nuôi gà để sản xuất phân bón hữu cơ
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ nano xúc tác quang hoá cho sơn xây dựng-Qui trình công nghệ sản xuất sơn nano diệt khuẩn
- Đề xuất các giải pháp trữ nước mưa góp phần quản lý ngập lụt bền vững cho Thành phố Hồ Chí Minh dưới tác động của tốc độ đô thị hóa và biến đổi khí hậu
- Xây dựng mô hình liên kết phát triển sản xuất khoai tây gắn với tiêu thụ từ nguồn giống khoai tây sạch bệnh bằng công nghệ khí canh tại Nghệ An
- Nghiên cứu rà soát và cập nhật quy chuẩn kỹ thuật về thiết bị đầu cuối thông tin di động mặt đất
- Nghiên cứu xây dựng qui trình công nghệ xử lý nâng cao chất lượng gỗ phù hợp với chủng loại gỗ và điều kiện sản xuất của các cơ sở gõ của thành phố Hà Nội



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
DTT2019-12-E
2024-03/KQNC-CT
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng sức khỏe lao động nữ ngành may mặc và giày da trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Phân viện khoa học An toàn vệ sinh lao động và Bảo vệ môi trường miền Nam
UBND Tỉnh Đồng Nai
Tỉnh/ Thành phố
TS.BS Trịnh Hồng Lân
ThS. Vũ Thụy Bảo Kim, BSCKII. Nguyễn Văn Bình, PGS.TS. Đỗ Văn Dũng, TS. Trần Ngọc Đăng, ThS.Phạm Thị Kim Nhung, ThS. Huỳnh Tú Anh, BSCKI. Phan Hải Nam, BS. Võ Thị Minh Phú(1)
Khoa học y, dược
2023
TPHCM
Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe của lao động nữ trong ngành may mặc và giày da trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2020-2021.
Mục tiêu cụ thể:
1) Xác định các yếu tố ở môi trường lao động của các doanh nghiệp may mặc và giày da trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2020-2021.
2) Xác định các yếu tố môi trường xã hội ở lao động nữ trong ngành may mặc và giày da trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2020-2021.
3) Xác định mối liên quan giữa các yếu tố môi trường làm việc, môi trường xã hội và sức khỏe lao động nữ trong ngành may mặc, giày da trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2020-2021.
4) Giám định các trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp được khám phát hiện tại các doanh nghiệp may mặc và giày da trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2020-2021.
5) Đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho lao động nữ ngành may mặc, giày da trên địa bàn tỉnh Đồng Nai..
Kết quả thực hiện:
a) Hiệu quả về khoa học và công nghệ:
(Nêu rõ danh mục công nghệ và mức độ nắm vững, làm chủ, so sánh với trình độ công nghệ so với khu vực và thế giới…)
Đề tài giúp cung cấp thêm thông tin về thực trạng tình hình sức khỏe của người lao động nữ và các yếu tố liên quan, cung cấp thêm bằng chứng có ý nghĩa về mặt khoa học giúp các cơ quan quản lý và các nhà doanh nghiệp đưa ra các quyết định dựa trên các bằng chứng. Đồng thời đề xuất thêm các nghiên cứu tìm ra giải pháp khả thi giúp nâng cao đời sống người lao động.
b) Hiệu quả về kinh tế xã hội:
(Nêu rõ hiệu quả làm lợi tính bằng tiền dự kiến do nhiệm vụ tạo ra so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường…)
Đề tài giúp các cơ quan chức năng và các nhà hoạch định chính sách có thông tin về thực trạng tình hình sức khỏe của người lao động nữ trên địa bàn nói riêng và lao động nữ trên cả nước nói chung.
Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống của công nhân nữ, từ đó nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao kiến thức an toàn vệ sinh lao động và thực hiện đúng quy định về bảo hộ lao động.
Định kỳ khám phát hiện và giám định các trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp để người lao động được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định pháp luật. Đối với các đối tượng có dấu hiệu giảm thính lực cần có các biện pháp luân chuyển sang bộ phận khác không có tiếp xúc hoặc tiếp xúc rất ít với tiếng ồn.
P.TK KHCN
DNI-2024-03