liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,656,892
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

15

Phân tích hoạt tính kháng khuẩn của các cao chiết từ chè dây và lá vối ứng dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh nhân nhiễm trùng da

Trường Đại học Đông Á Đà Nẵng

UBND TP. Đà Nẵng

Cơ sở

TS. Phạm Trần Vĩnh Phú(1) (Phó trưởng Khoa Y)

BỆNH VIỆN DA LIỄU ĐÀ NẴNG – [TS. BS. Võ Dương Nguyên Sa(2) (Phó Khoa – KHOA DA) – (Thư ký đề tài), BSCK1. Kim Văn Hùng (Giám đốc bệnh viện)], ThS. Triệu Tuấn Anh (Giảng viên – KHOA THỰC PHẨM - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á ĐÀ NẴNG)

Da liễu, Hoa liễu

07/2021

09/2022

2022

Đà Nẵng

53

Đề tài đã khái quát các bệnh lý về da thường gặp do tụ cầu vàng gây ra (bệnh chốc lở; bệnh viêm nang lông; áp xe; hội chứng sốc nhiễm độc). Đề tài đã phân lập được 16 chủng vi khuẩn được xác định là S. aureus (nguyên nhân gây ra phần lớn các trường hợp viêm nang lông) và xác định được các chủng MRSA (chủng vi khuẩn có đặc điểm của tụ cầu vàng kháng Methicillin) ở các mẫu bệnh phẩm mủ. Đề tài đã khái quát các phương pháp chiết cao từ cây dược liệu. Đề tài thành công trong việc tổng hợp cao định chuẩn của lá vối và chè dây theo quy trình chiết suất do nhóm nghiên cứu thiết lập, với hiệu suất chiết xuất khá tốt.

Kết quả xác định hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết: Qua khảo sát trên chủng lâm sàng Staphylococcus aureus và MRSA được phân lập ở bệnh nhân nhiễm trùng da tại Bệnh viện Da liễu Đà Nẵng, cho thấy các cao chiết Ethanol của lá vối và chè dây đều có hoạt tính kháng khuẩn tốt. Trong số các cao phân đoạn của lá vối và chè dây, phân đoạn Ethyl acetate cho thấy hoạt tính kháng S. aureus và MRSA tốt nhất. Đã xác định được giá trị MIC của cao Ethyl acetate lá vối và chè dây đối với S. aureus lần lượt là 0.4 mg/ml và 0.1 mg/ml và đối với MRSA lần lượt là 0.4 mg/ml và 0.2 mg/ml.

Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đà Nẵng

DNG-2022-CS-156