
- Sản xuất thử nghiệm máy kéo 4 bánh công suất đến 50Hp mang thương hiệu Việt Nam
- Nghiên cứu, xây dựng và số hóa cơ sở dữ liệu lĩnh vực vật liệu xây dựng
- Kinh tế chính trị thế giới 2018 và triển vọng 2019
- Xây dựng hệ phần mềm xử lý số liệu thuỷ văn vùng sông ảnh hưởng thuỷ triều HYDTID10-Xây dựng hệ thống xử lý số liệu thuỷ văn vùng sông ảnh hưởng thuỷ triều hydtid10-Cấu trúc bảng cơ sở dữ liệu thuỷ văn vùng sông ảnh hưởng thuỷ triều hydtid db
- Nghiên cứu ứng dụng thẻ điểm cân bằng phục vụ quản trị chiến lược tại một số doanh nghiệp do Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp làm đại diện chủ sở hữu
- Nghiên cứu lựa chọn công nghệ và thiết bị để xử lý chất thải trong các vùng chế biến nông sản
- Xây dựng phần mềm y khoa phổ thông
- Nghiên cứu đánh giá và dự báo mức độ ảnh hưởng (tác động) của việc áp dụng hệ thống các tiêu chuẩn an toàn cho vật liệu và sản phẩm của ngành da giầy sản xuất và tiêu thụ tại Việt Nam và đề xuất giải pháp hạn chế tác động tiêu cực tới các doanh nghiệp VN
- Tập tục cưới tang ở Đà Nẵng: thực trạng và giải pháp
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng Chương trình hành động phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
160/08/2025/ĐK-KQKHCN
“Đánh giá thực trạng phát triển cây mắc ca và đề xuất vùng trồng thích hợp theo hướng an toàn tại tỉnh Đắk Lắk”
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tỉnh/ Thành phố
TS. Trần Vinh
TS. Trần Vinh (Chủ nhiệm), ThS. Đặng Định Đức Phong, TS. Hoàng Mạnh Cường, ThS. Huỳnh Thị Thanh Thủy, ThS. Lâm Minh Văn, ThS. Hoàng Trường Sinh, ThS. Bùi Thị Phong Lan, KS. Trần Văn Phúc, KS. Đặng Thị Thùy Thảo, KS. Trần Tú Trân, ThS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Khoa học nông nghiệp
4/2022
9/2024
2025
Đ
122
Mục tiêu: Phân tích và đánh giá hiện trạng phát triển cây Mắc ca trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, làm cơ sở cho việc đề xuất vùng trồng, phương thức trồng và giải pháp kỹ thuật thích hợp để phát triển cây mắc ca theo hướng an toàn, bền vững.
Kết quả đạt được: Có 19 giống mắc ca được trồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, trong đó các giống chính là: OC, QN1, 695, 788, H2, A38 và 842. Năng suất trung bình trên cây của các giống mắc ca ở thời kỳ thu hoạch chính (>7 năm tuổi) biến động từ 5,6 kg hạt/cây/năm đến 14,8 kg hạt/cây/năm; các giống cho năng suất hơn 10 kg hạt/cây/năm là: OC, QN1, A16, A38, A268, 849 và 856. Năng suất bình quân trên năm đạt cao nhất tại huyện Krông Năng, ở thời kỳ thu hoạch chính (vườn 7-10 năm tuổi) đạt từ 3,41 tấn hạt/ha đến 4,55 tấn hạt/ha đối với vườn trồng thuần và đạt 1,50 tấn hạt/ha đến 3,03 tấn hạt/ha với vườn trồng xen. Địa phương có năng suất mắc ca thu được thấp nhất là huyện Lắk, đạt 1,04 - 1,39 tấn hạt/ha với vườn trồng thuần và đạt 0,46 - 0,92 tấn hạt/ha với vườn trồng xen. Kết quả phân tích các chỉ tiêu lý tính hạt của 19 giống mắc ca trồng tại Đắk Lắk cho thấy có sự chênh lệch khá lớn về khối lượng hạt cũng như tỷ lệ nhân của các giống mắc ca tại các vùng trồng. Kết quả đã chọn lọc và công nhận được 8 cây đầu dòng mắc ca (theo QĐ 284/QĐ-CCKL, ngày 18 tháng 10 năm 2024 của Chi cục Kiểm lâm Đắk Lắk) gồm 3 cây giống OC và 5 cây QN1 với năng suất hạt tươi đạt từ 30,0 - 45,0 kg/cây; khối lượng hạt từ 8,8-9,4 gam/hạt; tỷ lệ nhân đạt 33,1-35,5%; hàm lượng lipit trong nhân đạt 74,14-76,23%.
Kết quả đề xuất các giống mắc ca phù hợp theo vùng trồng được khảo sát cụ thể như sau :Ea H’Leo: 856, A16, A38, OC, QN1; Krông Buk: OC, QN1, A38, 849, A16; Krông Năng: 788, 849, 856, A16, A38, OC, QN1; Ea Kar: A38, OC, 788; M’Đrăk 695, 842, 856, A38, A268, OC, QN1; Lăk: OC, A38, QN1. Các giống OC, QN1 và A38 nên ưu tiên lựa chọn cho các vùng trồng mắc ca.
Kết quả đánh giá và đề xuất vùng trồng mắc ca an toàn tại tỉnh Đắk Lắk là những khu vực có độ cao so với mặt nước biển từ 500m trở lên.
Trung tâm Thông tin - Ứng dụng Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk
ĐL40-2025-08