
- Nghiên cứu xử lý dầu Emulsol mất phẩm chất và Sx dầu Emulsol mới từ dầu phế thải (dầu tái sinh)
- Nghiên cứu công nghệ sản xuất phụ gia GTBE từ glyxerin phụ phẩm của sản xuất bio-điezen
- Giải pháp nâng cao chất lượng công tác phân luồng học sinh sau Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2018 - 2025
- Nghiên cứu xây dựng thử nghiệm nền tảng IoT dựa trên mạng LoRaWAN phục vụ cho đô thị thông minh
- Nghiên cứu hoàn thiện quy trình thu gom xử lý phân và xác hữu cơ từ các trang trại chăn nuôi gà để sản xuất phân bón hữu cơ
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ nano xúc tác quang hoá cho sơn xây dựng-Qui trình công nghệ sản xuất sơn nano diệt khuẩn
- Đề xuất các giải pháp trữ nước mưa góp phần quản lý ngập lụt bền vững cho Thành phố Hồ Chí Minh dưới tác động của tốc độ đô thị hóa và biến đổi khí hậu
- Xây dựng mô hình liên kết phát triển sản xuất khoai tây gắn với tiêu thụ từ nguồn giống khoai tây sạch bệnh bằng công nghệ khí canh tại Nghệ An
- Nghiên cứu rà soát và cập nhật quy chuẩn kỹ thuật về thiết bị đầu cuối thông tin di động mặt đất
- Nghiên cứu xây dựng qui trình công nghệ xử lý nâng cao chất lượng gỗ phù hợp với chủng loại gỗ và điều kiện sản xuất của các cơ sở gõ của thành phố Hà Nội



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
15/KQNC-TTKHCN
Tác động những Hiệp định thương mại tự do đối với thành phố Cần Thơ và giải pháp ứng phó
Viện kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ
UBND TP. Cần Thơ
Tỉnh/ Thành phố
ThS. Phạm Bình An
TS. Đoàn Hoài Nhân, ThS. Nguyễn Thị Phương Hải, ThS. Võ Thị Ngọc Trinh, ThS. Lê Đình Nghi, ThS. Nguyễn Minh Toại, ThS. Nguyễn Minh Thu Thủy, TS. Huỳnh Văn Tùng, CN. Phạm Thị Bích Ngọc
Khoa học xã hội
09/2017
08/2019
2019
Cần Thơ
309
Đề tài "Tác động của những hiệp định thương mại tự do đối với thành phố Cần Thơ và giải pháp ứng phó" thực hiện từ tháng 09 năm 2017 đến tháng 08 năm 2019. Nhóm nghiên cứu đánh giá chung chuỗi cung ứng ngành hàng, trong đó sử dụng dữ liệu trong Mô hình xuất khẩu tiềm năng (EPI) của Trung tâm Thông tin thương mại (ITC) để xác định tiềm năng thị trường sản phẩm, sử dụng phương pháp chính là Mô hình mô phỏng toàn cầu (GSIM) để đánh giá tác động giảm thuế khi thực hiện các FTA chủ yếu đến các sản phẩm trên; sử dụng phương pháp định tính qua phỏng vấn sâu và khảo sát các doanh nghiệp trong ngành để đánh giá tác động phi thuế quan, cũng như khả năng
đáp ứng các điều kiện để được hưởng thuế ưu đãi.
Nghiên cứu cho thấy việc giảm thuế theo lộ trình cam kết thực hiện các FTA giúp ngành sản phẩm nông thủy sản Cần Thơ được hưởng lợi khi xuất khẩu, tùy theo sản phẩm và thị trường. Tuy nhiên tác động đến các tác nhân trong chuỗi cung ứng, nhất là đối tượng nông dân thực sự không lớn như kỳ vọng, do phương pháp sản xuất và kinh doanh trên địa bàn phần lớn còn manh mún, chưa hình thành chuỗi cung ứng hiệu quả, giá trị gia tăng thấp, quá ít thương hiệu mạnh để vươn ra thị trường tiêu dùng toàn cầu. Hiểu biết của doanh nghiệp và người sản xuất về lợi ích và cách thức hưởng lợi từ các FTA còn rất hạn chế.
Do đó, bên cạnh việc hỗ trợ thông tin hội nhập và tiếp cận thị trường để khai thác tốt thuế quan ưu đãi, đề tài đề xuất các giải pháp tập trung nâng cấp chuỗi cung ứng, từ vùng nguyên liệu cho đến xây dựng các thương hiệu với việc ứng dụng các tiến bộ công nghệ trong quản lý để tạo sự phát triển bền vững và hiệu quả cho Cần Thơ và cả Vùng ĐBSCL
Trung tâm Thông tin KH&CN thành phố Cần Thơ
CTO-KQ2019-15/KQNC