
- Nghiên cứu xử lý dầu Emulsol mất phẩm chất và Sx dầu Emulsol mới từ dầu phế thải (dầu tái sinh)
- Nghiên cứu công nghệ sản xuất phụ gia GTBE từ glyxerin phụ phẩm của sản xuất bio-điezen
- Giải pháp nâng cao chất lượng công tác phân luồng học sinh sau Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2018 - 2025
- Nghiên cứu xây dựng thử nghiệm nền tảng IoT dựa trên mạng LoRaWAN phục vụ cho đô thị thông minh
- Nghiên cứu hoàn thiện quy trình thu gom xử lý phân và xác hữu cơ từ các trang trại chăn nuôi gà để sản xuất phân bón hữu cơ
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ nano xúc tác quang hoá cho sơn xây dựng-Qui trình công nghệ sản xuất sơn nano diệt khuẩn
- Đề xuất các giải pháp trữ nước mưa góp phần quản lý ngập lụt bền vững cho Thành phố Hồ Chí Minh dưới tác động của tốc độ đô thị hóa và biến đổi khí hậu
- Xây dựng mô hình liên kết phát triển sản xuất khoai tây gắn với tiêu thụ từ nguồn giống khoai tây sạch bệnh bằng công nghệ khí canh tại Nghệ An
- Nghiên cứu rà soát và cập nhật quy chuẩn kỹ thuật về thiết bị đầu cuối thông tin di động mặt đất
- Nghiên cứu xây dựng qui trình công nghệ xử lý nâng cao chất lượng gỗ phù hợp với chủng loại gỗ và điều kiện sản xuất của các cơ sở gõ của thành phố Hà Nội



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
09/KQNC-TTKHCN
Xây dựng mô hình chuỗi sản xuất sạch từ gieo trồng đến bảo quản rau ăn lá tại quận Ô Môn thành phố Cần Thơ
Viện kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ
UBND TP. Cần Thơ
Cơ sở
ThS. Nguyễn Thị Bích Như
ThS. Nguyễn Thị Tố Uyên, CN. Hồ Quốc Hùng, ThS. Nguyễn Trung Hậu, CN. Trần Xa Lil, CN. Nguyễn Hoàng Tính, CN. Đặng Chí Thiện
Khoa học nông nghiệp
01/2018
12/2018
2018
Cần Thơ
105
Trong bối cảnh diện tích trồng rau an toàn chƣa đƣợc công nhận nhiều trong điều kiện hiện nay và nhu cầu tiêu thụ rau an toàn ngày càng tăng nhanh, dự án “Xây dựng mô hình chuỗi sản xuất sạch từ gieo trồng đến bảo quản rau ăn lá tại Quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ” đƣợc thực hiện trong 12 tháng, từ tháng 12/2017 đến tháng 12/2018 nhằm xây dựng mô hình chuỗi sản xuất sạch từ gieo trồng đến bảo quản rau ăn lá trên địa bàn Quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ.
Dự án đã hoàn thành theo 04 nội dung đã đăng ký:
(1) Đánh giá thực trạng các mô hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn Quận Ô môn diện tích trồng rau màu của người dân phân bố không đồng đều, dao động từ 500 – 5.000m2; các mô hình sản xuất chuyên canh rau ăn lá trở nên phổ biến trong khu vực được điều tra với loại rau được canh tác nhiều nhất là rau muống và sâu hại phổ biến nhất là bọ nhảy; bên cạnh đó việc tiêu thụ của người tiêu dùng chiếm tỉ lệ cao nhất là rau muống và cải ngọt bởi vì hai loại rau này có giá và chất lượng hợp với chi tiêu bình dân hằng ngày của người dân;
(2) Xây dựng 2 mô hình chuỗi sản xuất sạch từ gieo trồng đến thu hoạch và bảo quản. Trong đó, mô hình 1 áp dụng hệ thống nước từ cho năng suất cao hơn đối chứng trung bình 1,3 lần. Thuốc vi sinh thay thế 100% các loại thuốc bảo vệ thực vật ở phương pháp truyền thống, tổng lƣợng phân bón hữu cơ thay thế đƣợc phân bón vô cơ là 55%. Trong thời tiết ít mƣa hoặc lượng mưa không lớn thì nên áp dụng phƣơng pháp tƣới phun bán tự động. Vào mùa mƣa thì phương pháp tƣới nhỏ giọt đƣợc áp dụng trong mô hình 2 cho hiệu quả tốt hơn với hệ thống châm phân tự động và màng chắn côn trùng giảm gãy rách lá của rau và hạn chế côn trùng gây hại;
(3) Mở các lớp đào tạo nhƣ là tập huấn hướng dẫn quy trình sử dụng mô hình xử lý nƣớc và màng chắn nông nghiệp, giới thiệu về rau an toàn, điều kiện sản xuất rau an toàn đến người dân sản xuất trên địa bàn quận;
(4) Tổ chức 03 hội thảo đầu bờ và 02 hội thảo tổng kết cho ngƣời dân canh tác và cán bộ khuyến nông tại huyện Ô môn để giới thiệu qui trình trồng rau và tham quan mô hình, thiết lập kênh phân phối tại các điểm chợ trên địa bàn Quận, bên cạnh đó dự án còn tổ chức 03 sự kiện giới thiệu sản phẩm của mô hình đến ngƣời dân tại các điểm chợ lớn.
Trung tâm Thông tin KH&CN thành phố Cần Thơ
CTO-KQ2019-09/KQNC