liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  20,864,650
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

4.2019.08

15/GCN-SKHCn

Xây dựng mô hình trồng cây Dẻ ván tại huyện Ngân Sơn

Viện Nghiên cứu sinh thái và môi trường Rừng

UBND Tỉnh Bắc Kạn

Tỉnh/ Thành phố

Tiến sĩ Lê Văn Thành

1. TS. Lê Văn Thành- Chủ nhiệm dự án 2. TS. Nguyễn Quang Dũng - Thư ký 3. KS. Nguyễn Tiến Hưng - Thành viên chính 4. TS. Hà Văn Năm - Thành viên chính 5. Th.S. Nguyễn Thị Oanh - Thành viên chính 6. Th.S Nguyễn Thuỳ Mỹ Linh - Thành viên chính 7. Th.S Nguyễn Xuân Đài - Thành viên chính 8. Th.S. Vũ Quý Đông - Thành viên chính 9. Th.S. Đỗ Thị Kim Nhung - Thành viên chính 10. Th.S. Trương Quang Trí - Thành viên chính 11. TS. Hoàng Việt Anh - Thành viên 12. Th.S. Nguyễn Thị Thu Hằng - Thành viên 13. Th.S. Phạm Ngọc Thành - Thành viên 14. Th.S. Trần Thị Hải - Thành viên 15. KS. Tạ Văn Hân - Thành viên 16. KS. Trần Văn Cao - Thành viên 17. KS. Lê Thị Thu Hằng - Thành viên

Trồng trọt

7/2019

6/2024

2024

Viện Nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng

158

Cây Dẻ ván (Castanea mollissima Blume) thuộc họ Dẻ (Fagaceae), là loài cây rừng ăn hạt có giá trị. Dẻ ván sinh trưởng nhanh, dễ nhân giống, cây bắt đầu bói quả và cho thu hoạch sớm chỉ sau khoảng 3-4 năm trồng từ cây ghép. Là loài cây lâu năm, Dẻ ván có thể cho thu quả trong thời gian dài. Hạt Dẻ ván thơm ngon, chứa nhiều các chất dinh dưỡng nên được thị trường rất ưa chuộng. Mấy năm gần đây trung bình giá hạt Dẻ ván đầu vụ ở địa phương khoảng 90.000 đồng/kg, giữa vụ khoảng 80.000 đồng/kg mang lại nguồn thu lớn cho người trồng tại một số địa phương các tỉnh vùng núi như Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn.

Tại huyện Ngân Sơn của tỉnh Bắc Kạn, khoảng 15 năm trước đây cây Dẻ ván được người dân di thực từ Cao Bằng và Lạng Sơn về trồng ở địa phương (xã Đức Vân, xã Vân Tùng và thị trấn Nà Phặc). Tính đến hết năm 2023, theo Hạt kiểm lâm huyện Ngân Sơn, toàn huyện trồng được khoảng 190 ha Dẻ ván, chủ yếu trồng trong vườn hộ gia đình. Cây Dẻ ván sinh trưởng phát triển khá tốt, một số diện tích đã cho thu hoạch quả góp phần tạo thu nhập cho hộ gia đình. Cây Dẻ ván được cấp chính quyền cũng như người dân Ngân Sơn đang rất quan tâm và có kế hoạch phát triển mở rộng. Tuy nhiên, hiện chưa có đánh giá nào đưa ra vùng trồng thích hợp cho cây Dẻ ván dựa trên điều kiện sinh thái, do đó chưa có căn cứ đưa ra diện tích trồng Dẻ ván cho huyện Ngân Sơn bao nhiều là phù hợp. Chính vì thế việc phân vùng thích hợp cho cây Dẻ ván là cần thiết. Ngoài ra phần lớn diện tích trồng Dẻ ván ở huyện Ngân Sơn từ trước đều do người dân tự mua giống từ các địa phương thuộc các tỉnh khác về gây trồng, chủ yếu nguồn giống từ cây hạt. Do giống chưa được tuyển chọn nên sinh trưởng phát triển và năng suất quả không đồng đều và chưa cao, có những cây trồng 8-9 năm chưa cho quả. Chính vì vậy việc cấp thiết đặt ra là cần cải tạo lại những vườn Dẻ ván có năng suất thấp đã được người dân gây trồng trước đây bằng các nguồn giống mới đã chọn lọc kết hợp với các biện pháp kỹ thuật lâm sinh. Năm 2018 Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn đã công nhận 15 cây mẹ Dẻ ván đề làm nguồn giống lấy mắt ghép sản xuất cây giống cung cấp cho địa phương, tuy nhiên với số lượng cây mẹ không nhiều, khả năng cung cấp nguồn mắt ghép hàng năm có hạn nên hạn chế trong sản xuất giống, ngoài ra các cây mẹ chỉ có thể khai thác mắt ghép trong một số năm nhất định do cây càng nhiều tuổi, chất lượng mắt ghép ngày càng kém, đòi hỏi có nguồn giống mới để thay thế. Hiện nhu cầu trồng cây Dẻ ván ngày càng tăng, tuy nhiên trên toàn huyện huyện nay cũng chưa có mô hình trình diễn điển hình nào có hiệu quả cao để người dân tham quan học tập, chính vì vậy việc xây dựng một mô hình trồng Dẻ ván mới trong đó áp dụng các kỹ thuật cao như tuyển chọn các giống tốt để gây trồng, áp dụng kỹ thuật lâm sinh trong trồng thâm canh tăng năng suất là rất cần thiết hiện nay.

Triển khai thực hiện dự án: “Xây dựng mô hình trồng cây dẻ ván tại huyện Ngân Sơn” nhằm mục tiêu giải quyết được các vấn đề còn tồn tại hiện nay tại huyện Ngân Sơn như: phân vùng diện tích thích hợp cho trồng cây Dẻ ván bao nhiêu là phù hợp làm căn cứ quy hoạch phát triển; chọn thêm các giống mới ở nhiều xuất xứ khác nhau như Cao Bằng, Lạng Sơn và giống đang trồng tại Ngân Sơn để trồng khảo nghiệm chọn ra những giống phù hợp nhất cho điều kiện tại địa phương; Cải tạo lại những vườn Dẻ có năng suất thấp đã trồng trước đây. Kết quả của dự án là mô hình mẫu để người dân tham quan học tập đồng thời cũng là nguồn cung cấp giống thay thế nguồn cây mẹ đang được khai thác hiện nay trong tương lai.

Kết quả triển khai thực hiện của dự án: Điều tra đánh giá thực trạng gây trồng cây Dẻ ván, tuyển chọn bổ sung cây trội và xác định lập địa vùng trồng phù hợp với cây Dẻ ván ở huyện Ngân Sơn (Tổng diện tích trồng Dẻ ván ở huyện Ngân Sơn đến 2023 là 190,5 ha, nơi trồng ở cả xã vùng cao và vùng thấp, diện tích cho thu hoạch mới chỉ đạt 82,4 ha, trong đó 82,3 ha là diện tích chưa cho thu hoạch có chất lượng thấp cần được cải tạo, sản lượng năm 2023 đạt 331,2 tấn hạt đã tạo thu nhập đáng kể cho một số hộ gia đình ở địa phương; Thực trạng kỹ thuật trồng: Nhân giống bằng hạt, hiện nay một số hộ dân đã chuyển sang nhân giống bằng phương pháp ghép, Mật độ trồng cây ghép trung bình 400-500 cây/ha, cây hạt 200-300 cây/ha. Kích thước hố trồng 40x40x40cm hoặc 50x50x50cm, thời vụ trồng tháng 12 - 3 năm sau, mỗi năm chăm sóc 2-3 lần, chăm sóc 4 năm đầu kết hợp tỉa cành tạo tán; đã chọn được 17 cây trội từ 129 cây Dẻ ván tại các vườn dẻ thuộc xã Đức Vân và Thị trấn Nà Phặc; tại huyện Ngân Sơn Dẻ ván rất thích hợp với nơi trồng có nhiệt độ mát và lạnh (trung bình 20,70C/năm), lượng mưa ở mức trung bình (1.248,2 mm/năm), độ ẩm không khí khá cao (83,0%/năm),  độ cao > 700 m so với mực nước biển; thích hợp với độ cao 300 - 700 m; Đất nơi trồng Dẻ ván tại Ngân Sơn ở mức chua mạnh. Cây cho hoa kết quả trên đất có hàm lượng mùn tổng số từ mức nghèo trở lên; hàm lượng đạm tổng số và Lân tổng số từ khá trở lên, Kali tổng số ở mức giàu; Đã thực hiện phân xây dựng bản đồ lập địa cho cây Dẻ ván tại huyện Ngân Sơn, trên toàn huyện xác định được diện tích rất thích hợp cho cây Dẻ ván là 8.957,0 ha chiếm 47,9% diện tích đất rừng trồng, đất trống đồi núi trọc và diện tích thích hợp là 8.839,2 ha, chiếm 47,3 % diện tích đất rừng trồng, đất trống đồi núi trọc trong toàn huyện); Xây dựng mô hình cải tạo rừng trồng cây Dẻ ván hiện có ở Ngân Sơn (đã lựa chọn được 5 hộ gia đình tham gia xây dựng mô hình cải tạo (2 hộ tại xã Đức vân, 3 hộ tại TT Nà Phặc). Quy mô xây dựng 5ha mô hình cải tạo cây Dẻ ván, 3ha tại xã Đức Vân và 2ha tại TT Nà Phặc); Xây dựng mô hình trồng mới cây Dẻ ván (Đã lựa chọn được hộ gia đình trên 2 địa điểm xây dựng mô hình trồng mới (một Hợp tác xã tại xã Đức vân và một hộ gia đình tại TT Nà Phặc với quy mô 04 ha); Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc và cải tạo cây Dẻ ván tại huyện Ngân Sơn, phổ biến kết quả của dự án (2 lớp tập huấn, mỗi lớp 50 người để chuyển giao kỹ thuật trồng và cải tạo cây Dẻ ván, 01 hội thảo khoa học, 02 phóng sự tuyên truyền).

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Kạn

07/2024 Quyển số 01-STD-QLCNCN