
- Sản xuất thử nghiệm máy thu thanh có tỷ lệ linh kiện nội địa hóa đạt trên 50% giá thành hạ theo TCVN4463-87 phục vụ miền núi
- Đánh giá chất lượng trữ lượng đá vôi (CaCO3) huyện Sa Thầy tỉnh Kon Tum và định hướng khai thác sử dụng hợp lý phục vụ các ngành nông công nghiệp
- Xây dựng hệ thống tự động thu thập phân tích xử lý thông tin hỗ trợ công tác điều hành quản lý sản xuất tại nhà máy tuyển than
- Phân vùng sản xuất xây dựng mô hình canh tác phù hợp và đào tạo nhân lực tại 02 xã Long Hoà và Hoà Minh huyện Châu Thành tỉnh Trà Vinh
- Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Trám đen Hiệp Hòa” cho sản phẩm quả trám đen của huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
- Nghiên cứu xây dựng bản đồ công nghệ ngành công nghiệp thuộc da Việt Nam (Tanning Technology Map)
- Khảo sát tình hình ô nhiễm môi trường lao động và những ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động tiếp xúc với hóa chất BVTV và chì trong các xí nghiệp vừa và nhỏ
- Xây dựng phương pháp phân tích đồng thời một số thuốc tân dược nhóm kháng histamin và chống tăng huyết áp trộn trái phép trong chế phẩm đông dược bằng HPTLC HPLC và LC-MS/MS
- Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí kỹ thuật và phương pháp đánh giá chất lượng dịch vụ thoại VoLTE
- Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình trồng thâm canh cây đảng sâm theo hướng hàng hóa trên địa bàn huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tưới tiết kiệm trong trồng dâu trên địa bàn huyện Cát Tiên
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cát Tiên
UBND Tỉnh Lâm Đồng
Cơ sở
KS. Trần Trọng Quả
TS. Châu Văn Dần, KS. Hoàng Thị Loan, CN. Nguyễn Lam Vương
Khoa học nông nghiệp
01/01/2020
01/12/2020
2020
Lâm Đồng
172
Hiện nay công nghệ chế biến tơ tằm của Lâm Đồng đã và đang được các doanh nghiệp đầu tư nâng cấp dây chuyền sản xuất hiện đại, đạt công suất chế biến 80% tơ cấp cao và 20% tơ thủ công, giải quyết việc làm hàng năm khoảng trên 2.000 lao động. Đặc biệt, trong năm 2019, tổng sản lượng tơ xuất khẩu của Lâm Đồng đạt 1.110 tấn, tương ứng với giá trị kim ngạch khoảng 59,4 triệu USD.
Với giá trị xuất khẩu khả quan trong thời gian qua ở Lâm Đồng, là nhờ xác định các vùng tiềm năng để khôi phục và phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với chế biến tơ lụa theo nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Và đây vừa là cơ hội mới cũng là thách thức mới, đòi hỏi trong những năm tới, Lâm Đồng cần chủ động những giải pháp sát thực, hiệu quả hơn nữa, nhằm xây dựng hoàn thành vùng nguyên liệu dâu tằm chạm mức 10.000 ha đạt chất lượng, năng suất và giá trị thu nhập gia tăng. Với sự phát triển cây dâu tằm trên địa bản tỉnh nói chung, thì riêng địa bàn huyện Cát Tiên đến cuối năm 2020 có tổng diện tích là 285 ha (giai đoạn năm 2015-2020, phát triển trồng mới 235 ha).
Để xây dựng 10.000 ha dâu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đạt giá trị gia tăng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu - theo Hiệp hội Dâu tằm tơ Việt Nam - trước hết phải phát triển diện tích, phải chú trọng các giải pháp năng cao chất lượng lá dâu. Bởi con tằm là động vật máu lạnh, rất dễ bị ngộ độc do ăn lá dâu kém chết lượng, dẫn đến hiệu quả sản xuất kén sẽ kéo giảm xuống mức rất thấp.
Vì vậy, việc áp dụng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tưới tự động, tưới tiết kiệm cho cây dâu tắm là rất cần thiết, góp phần giảm chi phí công lao động, tăng sản lượng, chất lượng là dâu, đặc biệt những vùng có nguồn nước ngầm bị nhiễm phèn… qua đó góp phần nâng cao chất lượng kén tằm đáp ứng thi trường, nâng cao giá thành sản phẩm, tăng thu nhập cho người nông dân.
Việc “Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tưới tiết kiệm trong trồng dâu trên địa bàn huyện Cát Tiên (Israel - Netafim)” là những giải pháp và là mục tiêu góp phần phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn huyện Cát Tiên cùng với sự phát triển ngành dâu tằm tơ của tỉnh Lâm Đồng.
Trung tâm Ứng dụng khoa học và công nghệ Lâm Đồng
LDG-2021-008