
- Nghiên cứu xử lý dầu Emulsol mất phẩm chất và Sx dầu Emulsol mới từ dầu phế thải (dầu tái sinh)
- Nghiên cứu công nghệ sản xuất phụ gia GTBE từ glyxerin phụ phẩm của sản xuất bio-điezen
- Giải pháp nâng cao chất lượng công tác phân luồng học sinh sau Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2018 - 2025
- Nghiên cứu xây dựng thử nghiệm nền tảng IoT dựa trên mạng LoRaWAN phục vụ cho đô thị thông minh
- Nghiên cứu hoàn thiện quy trình thu gom xử lý phân và xác hữu cơ từ các trang trại chăn nuôi gà để sản xuất phân bón hữu cơ
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ nano xúc tác quang hoá cho sơn xây dựng-Qui trình công nghệ sản xuất sơn nano diệt khuẩn
- Đề xuất các giải pháp trữ nước mưa góp phần quản lý ngập lụt bền vững cho Thành phố Hồ Chí Minh dưới tác động của tốc độ đô thị hóa và biến đổi khí hậu
- Xây dựng mô hình liên kết phát triển sản xuất khoai tây gắn với tiêu thụ từ nguồn giống khoai tây sạch bệnh bằng công nghệ khí canh tại Nghệ An
- Nghiên cứu rà soát và cập nhật quy chuẩn kỹ thuật về thiết bị đầu cuối thông tin di động mặt đất
- Nghiên cứu xây dựng qui trình công nghệ xử lý nâng cao chất lượng gỗ phù hợp với chủng loại gỗ và điều kiện sản xuất của các cơ sở gõ của thành phố Hà Nội



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
27/KQNC-TTKHCN
Xây dựng quy trình đóng gói bảo quản tồn trữ sản phẩm rau an toàn theo quy mô nông hộ
Chi cục Bảo vệ thực vật Cần Thơ
UBND TP. Cần Thơ
Tỉnh/ Thành phố
TS. Lý Nguyễn Bình
KS. Nguyễn Thị Mỹ Sơn, KS. Lương Thu Dung, ThS. Trần Thị Kim Thuý, KS. Trần Thị Yến Phượng, KS. Đỗ Kiên Trường, KS. Bùi Thị Hồng Duyên, KS. Nguyễn Phượng Liên, TC. Trần Quang Hải
Khoa học công nghệ trồng trọt khác
01/05/2011
01/10/2014
2015
Thành phố Cần Thơ
235
Tiêu thụ rau quả là nhu cầu không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của con người. Từ lâu, người ta đã biết rau quả là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất thiết yếu mà cơ thể cần nhưng không thể tự tổng hợp được. Cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, ngành công nghệ thực phẩm cũng phát triển theo, tạo ra nguồn thực phẩm dồi dào, đặc biệt là các thức ăn giàu đạm, béo, đường. Khi đó người tiêu dùng càng thấy rõ vai trò không thể thay thế được của rau quả trong chế độ ăn giúp phòng và chống các bệnh không lây như thừa cân, béo phì, bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường, ung thư…Do có tầm quan trọng như vậy nên nhu cầu rau quả ngày càng tăng, tạo động lực thúc đẩy việc sản xuất và thương mại hóa các sản phẩm rau quả. Bên cạnh việc gia tăng sản lượng, chủng loại, vấn đề chất lượng, đặc biệt là tính an toàn ngày càng được quan tâm.
Nghề trồng rau ở nước ta ra đời rất sớm, trước cả nghề trồng lúa nước (Trần Khắc Thi & Trần Ngọc Hùng, 2009). Nước ta cũng là trung tâm khởi nguyên của nhiều loại rau trồng, nhất là các cây thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae). Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng của một nền nông nghiệp tự túc trong nhiều thế kỷ nên sự phát triển của ngành trồng rau còn một khoảng cách rất xa so với tiềm năng tự nhiên và trình độ canh tác. Ngay cả những năm gần đây, mức độ phát triển vẫn chưa theo kịp các ngành khác trong sản xuất nông nghiệp. “Đề án phát triển rau, quả và hoa, cây cảnh thời kỳ 1999 – 2010” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định mục tiêu cho ngành sản xuất rau là: “Đáp ứng nhu cầu rau có chất lượng cao cho tiêu dùng trong nước, nhất là các vùng dân cư tập trung (đô thị, khu công nghiệp…) và xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2010 đạt mức tiêu thụ bình quân đầu người 85 kg rau/năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 690 triệu USD” (Trần Khắc Thi và Trần Ngọc Hùng, 2009).
Trung tâm Thông tin KH&CN Cần Thơ
CTO-KQ2016-27/KQNC