Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,039,907
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

KHCN-TB/13-18

2020-02-537/KQNC

Nghiên cứu xây dựng các mô hình phát triển bền vững lưu vực sông Đà

Trường Đại học Lâm nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quốc gia

GS.TS. Trần Văn Chứ

PGS.TS. Phạm Minh Toại, PGS.TS. Cao Quốc An, ThS. Kiều Trí Đức, ThS. Nguyễn Trọng Cương, TS. Trần Ngọc Thể, PGS.TS. Bùi Thế Đồi, ThS. Trần Thị Ngọc, ThS. Trần Thị Trang, TS. Hà Quang Anh, ThS. Trịnh Hải Vân, TS. Xuân Thị Thu Thảo

Kinh tế học; Trắc lượng kinh tế học; Quan hệ sản xuất kinh doanh

01/05/2017

01/06/2019

30/12/2019

2020-02-537/KQNC

18/06/2020

Cục thông tin KH&CN Quốc gia

Tại Hòa Bình: Chủ yếu là các mô hình NLKH; Rừng được khoán bảo vệ, tuy nhiên nhiều diện tích hiện đang được chuyển đổi phát triển cây ăn quả; Cây có múi đóng vai trò chủ yếu trong phát triến sinh kế của các hộ gia đình; Ruộng: chủ yếu là mía, lúa ít, một số đã chuyển sang trồng cây ăn quả; Chăn nuôi: tự phát quy mô nhỏ lẻ không tập trung.

Tại Sơn La: Rừng: Tại điểm nghiên cứu chủ yếu là rừng tự nhiên, rừng khoanh nuôi tái sinh, rất ít rừng trồng mới; Vườn đồi: Với địa hình không quá cao và quá dốc nên phát triển kinh tế vườn đồi là thế manh của điểm nghiên cứu; Nương rẫy: Với đặc thù của Sơn La nói chung và Mộc Châu nói riêng thì nương rẫy chủ đạo vẫn là Ngô; Ruộng: Trước đây hình thành chủ yếu là lúa và một số loại rau màu. Tuy nhiên gần đây với điều kiện khí hậu ôn hòa nên một trong những sản phẩm trở thành thế mạnh của điểm nghiên cứu là rau củ quả và hoa; Chăn nuôi: Tập trung chủ yếu là chăn nuôi bò sữa với quy mô hộ gia đình và quy mô trang trại.

Tất cả các thành phần trong MHSK này đều phát triển và gắn với các loại hình du lịch đanh phát triển của điểm nghiên cứu như du lịch sinh thái, trải nghiệm, nghỉ dưỡng…..

Tại Điện Biên: Rừng: Tại điểm nghiên cứu thì có đa dạng các loại rừng, từ rừng tự nhiên; chủ yếu đã nhận được kinh phí từ chi trả dịch vụ môi trường rừng;

Nương rẫy: Là thành phần chính và cũng là sinh kế chính của tất cả các cộng đồng. Thường xa nơi ở, đi lại canh tác và chăm sóc khó khăn, khó bảo vệ, hiệu quả không cao. Vườn đồi gần nhà được trồng các loài cây cà phê, sơn tra, đào, mận; từ 2016 có trồng mắc ca, nhãn, cam..

Đánh giá chung

Các mô hình sinh kế ở các tỉnh nghiên cứu chủ yếu là mô hình nông – lâm kết hợp.

 Các mô hình kết hợp chủ yếu giữa lúa, cây ăn quả, cây lâm nghiệp, chăn nuôi gia cầm và đại gia súc.

 Ở Lai Châu và Điện Biên các mô hình có thêm cây dược liệu và phát triển một số loài cây phù hợp với khí hậu ôn đới.

17437

Đề tài là sự kết hợp đa dạng giữa các phương pháp nghiên cứu thuộc cả lĩnh vực kinh tế-xã hội và kỹ thuật để giải quyết một vấn đề mang tính thời sự đó là xác định các mô hình phát triển bền vững. Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu về các mô hình phát triển bền vững thuộc lưu vực sông Đà dưới cả góc độ kinh tế-xã hội và kỹ thuật. Vì vậy, kết quả của đề tài đã cung cấp cơ sở khoa học cho việc xác định và xây dựng các mô hình phát triển bền vững thuộc các lưu vực sông khác trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Bên cạnh đó, cách tiếp cận đa ngành sử dụng cả phương pháp nghiên cứu thuộc lĩnh vực kinh tế-xã hội và sử dụng cả các phương pháp nghiên cứu thuộc lĩnh vực kỹ thuật của đề tài, sẽ là hướng đi mới cho các đề tài nghiên cứu nhằm giải quyết các vấn đề trong thực tế luôn có mối quan hệ đan xen với nhau.  

Đề tài cũng đã phân tích được các nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển bền vững tại lưu vực sông Đà liên quan đến các nguồn lực sinh kế bao gồm nguồn lực tự nhiên, nguồn lực vật chất, nguồn lực xã hội, nguồn lực tài chính, và nguồn lực con người tại các địa phương thuộc lưu vực. Dựa trên kết quả phân tích thực trạng các mô hình sinh kế, các nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển bền vững tại lưu vực sông Đà, đề tài đã đề xuất được một số giải pháp nhằm nhân rộng các mô hình sinh kế bền vững tại các địa phương thuộc lưu vực.

Các giải pháp mà đề tài đề xuất bao gồm cả giải pháp về lĩnh vực kỹ thuật và các giải pháp liên quan đến góc độ kinh tế-xã hội. Các giải pháp dưới góc độ kỹ thuật bao gồm: (1) Hiệu chỉnh và hoàn thiện các lớp bản đồ hiện trạng lưu vực sông Đà (Lớp bản đồ độ cao, độ dốc; Lớp bản đồ thổ nhưỡng; Lớp bản đồ hiện trạng rừng; Bản đồ phân cấp thiên tai; Bản đồ phân bố các khu du lịch); (2) Xây dựng các bản đồ định hướng phát triển mô hình sinh kế lưu vực sông Đà theo các đơn vị hành chính. Các bản đồ hiệu chỉnh là các sản phẩm có ý nghĩa rất thiết thực đối với các địa phương trong việc xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển sinh kế phù hợp. Đề tài cũng đã đưa ra được nhóm các giải pháp về lĩnh vực kinh tế-xã hội bao gồm: (1) Giải pháp về liên kết vùng; (2) Các giải pháp phát triển du lịch; và (3) Một số giải pháp khác chẳng hạn: lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ từ nhiều chương trình để xây dựng các mô hình sinh kế bền vững có tính đặc thù cho từng tiểu vùng sinh thái.  

Nghiên cứu; Xây dựng; Mô hình; Phát triển bền vững; Lưu vực sông

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học nông nghiệp,

Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 3

Số lượng công bố quốc tế: 2

Không

02 thạc sỹ