
- Nghiên cứu thiết kế chế tạo thiết bị lọc chân không thùng quay
- Nghiên cứu tạo giống bông kháng sâu và chịu thuốc trừ cỏ bằng kỹ thuật chuyển gen
- Nghiên cứu tuyển chọn và phát triển một số giống hoa hồng trồng chậu và làm hương liệu tại huyện Mê Linh Hà Nội
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình nuôi bò sinh sản và bò thịt quy mô trang trại tại tỉnh Phú Thọ
- Nghiên cứu chế tạo vắc xin tái tổ hợp phòng bệnh tụ huyết trùng (Pasteurella multocida) ở lợn
- Tổng hợp hợp chất ba thành phần để phát triển hệ thống vận chuyển thuốc tới gan
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn về dư luận xã hội ở vùng dân tộc thiểu số nước ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
- Nghiên cứu công nghệ và dây chuyền thiết bị sản xuất tinh bột tinh bột biến tính và đường trehalose từ khoai lang
- Nghiên cứu phát triển phương pháp kỹ thuật xử lý phân tích ảnh siêu phổ phục vụ triển khai các ứng dụng của vệ tinh VNREDSat-1B và ứng dụng thử nghiệm trong giám sát môi trường
- Các giải pháp đổi mới công tác phổ biến giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
2021-02-447/KQNC
Phân lập thiết kế gen kháng sâu tạo giống đậu tương biến đổi gen
Viện di truyền nông nghiệp
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quốc gia
PGS. TS. Nguyễn Văn Đồng
PGS. TS. Nguyễn Văn Đồng; TS. Mai Đức Chung; TS. Nguyễn Hữu Kiên; ThS. Nguyễn Thị Hòa; ThS. Lê Thị Mai Hương; TS. Lê Thị Minh Thành; PGS. TS. Phạm Bích Ngọc; PGS. TS. Lê Thị Thu Hiền; TS.Đinh Thúy Hằng; TS. Đào Thị Hằng
Công nghệ sinh học
01/01/2017
01/12/2020
31/12/2020
2021-02-447/KQNC
16/03/2021
Cục thông tin KH&CN Quốc gia
- Chủng Bt bản địa có hoạt tính diệt sâu đục quả đậu tương cao: Các chủng thu được có hoạt lực diệt sâu đục quả đậu tương≥ 85%. Các chủng này đều có cơ sở dữ liệu rõ ràng về Chi/Dưới loài, các gen chức năng, địa điểm/ nguồn phân lập, hình dạng tinh thể,.. Trong đó có 6 chủng đã được đăng ký bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ/Giải pháp hữu ích: B.t. serovar kurstaki BD8.2, B.t. serovar canadensis SP14.2, B.t. serovar aizawai Ɖ6.1, B.t. serovar aizawai TrC5.4, B.t. KT10, B.t. TH19
- Gen Bt kháng sâu đục quả đậu tương có nguồn gốc từ vi khuẩn Bt bản địa: Các gen này đã được đăng ký trên ngân hàng gen quốc tế với các mã số như sau:
cryl Be-like/cryl Bel: MN725075
cry 1Na-like/cry 1 Ca5: MN725076
cry2Ab39 (cry2Ab3): MN319700.1 cry2Ah1: MN725074
cryl Ca9: MN725077 crylIa:MN729491.1
crylAa: MN729490.1
Trong các gen trên có gen cry 24b3 đã được công nhận (tháng 9/2020) là gen mới cry24b39 mã hóa preotein độc tố Cry2Ab39 diệt sâu đục quả đậu tương trên the pesticidal protein database của the Bacterial Pesticidal Protein Resource Center (www.bpprc.org)
- Cấu trúc vector chuyển gen vào thực vật mang gen Bt mới: Đã thu được 7 vector mang các gen cry dạng dại và cải biến (dương tính PCR) trong đó có 2 vector được biểu hiện trong cây đậu tương, đó là pZY101: 35S: CrylAa-C và pZY101 : 35S: Cry24h1-C.
- Cơ sở dữ liệu đánh giá hoạt lực diệt sâu đục quả đậu tương của 4.000 chủng Bt bản địa của Việt Nam.
- Bộ cơ sở dữ liệu đầy đủ về trình tự hệ gen của ít nhất 30 chủng Bt có khả năng diệt sâu đục quả đậu tương.
- Bộ cơ sở dữ liệu về nguy cơ gây dị ứng của các gen/ protein mới phát hiện.
- Phương pháp chuyển gen Bt mới vào cây mô hình áp dụng cho chuyển gen đậu tương kháng sâu
- Việc triển khai thực hiện đề tài sẽ góp phần tạo cơ hội nghiên cứu cho các nhà khoa học trẻ, thúc đẩy quá trình hiện đại hóa và công nghiệp hóa trong công tác chọn tạo giống cây trồng.
- Sản phẩm của đề tài sẽ góp phần giảm tải việc sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu hoá học trong sản xuất nông nghiệp, cải thiện và bảo vệ môi trường và sức khỏe.
- Kết quả của đề tài góp phần nâng cao năng lực của tổ chức chủ trì cũng như các đối tác phối hợp thực hiện trong nghiên cứu, phát triển, quản lý và khai thác cây đậu tương biến đổi gen kháng sâu và cây trồng biến đổi gen nói chung. Thành công của đề tài sẽ trở thành nền tảng vững chắc để phát triển các giống cây trồng biến đổi gen khác có ý nghĩa kinh tế xã hội, hướng tới thị trường trong nước và quốc tế.
- Đối với lĩnh vực chọn tạo giống cây trồng biến đổi gen và đặc biệt với tính trạng kháng sâu, đây là một trong những nghiên cứu bài bản nhất từ cách tiếp cận nguồn vật liệu đến sản phẩm cuối cùng. Kết quả của đề tài sẽ góp phần hình thành một đội ngũ các nhà khoa học và cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc tế về lĩnh vực công nghệ gen phục vụ công tác chọn tạo giống cây trồng biến đổi gen tại Việt Nam
Phân lập; Gen; Đậu tương; Biến đổi gen
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học nông nghiệp,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 6
Số lượng công bố quốc tế: 2
Không
02 cử nhân