Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  19,262,772
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020

2022-99-0311/KQNC

Tập huấn tư vấn áp dụng phương pháp quản lý sản xuất tinh gọn LEAN tại các doanh nghiệp ngành công nghiệp cơ khí và sản xuất thiết bị điện điện tử

Công ty TNHH Tư vấn quản lý & phát triển doanh nghiệp Á Châu

UBND TP. Hà Nội

Quốc gia

ThS. Quách Thạch Thi

Nguyễn Thị Hải Trường, Hoàng Quang Hải, Võ Tiến Mạnh, ThS. Vũ Thắng Văn, Vũ Thục Anh, Phạm Ngọc Bắc, ThS. Đàm Văn Chiều, ThS. Hoàng Thắng, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn Đình Vinh, Lê Minh Tuấn, Phạm Huyền Trang

Kỹ thuật điện và điện tử

01/01/2019

01/06/2021

29/12/2021

2022-99-0311/KQNC

31/03/2022

Cục thông tin KH&CN Quốc gia

- Bộ tài liệu hướng dẫn sử dụng công cụ LEAN, công cụ tác nghiệp (mẫu) để tư vấn hoặc doanh nghiệp sử dụng sẽ chuyển giao cho cơ quan quản lý đề tài của Bộ Công Thương và có thể áp dụng hướng dẫn rộng rãi cho các doanh nghiệp. Bao gồm:

  • Phương pháp sản xuất tinh gọi Lean cho doanh nghiệp ngành công thương cụ thể áp dụng trong ngành công nghiệp cơ khí và sản xuất thiết bị điện, điện tử;
  • Mẫu khảo sát và đánh giá thực trạng tại doanh nghiệp. Từ những thông tin khảo sát, tiến hành đánh giá năng suất lao động và xác định được các mức độ lãng phí trong sản xuất tại doanh nghiệp
  • Mẫu đánh giá kết quả triển khai: Mục đích của việc đánh giá kết quả triển khai áp dụng phương pháp sản xuất tinh gọn LEAN là giúp doanh nghiệp đánh giá được mức độ hiệu quả thông qua việc đạt được các mục tiêu đã đề ra. Do đó mẫu đánh giá kết quả triển khai phải nêu rõ các nội dung như: các dự án cải tiến ưu tiên; các chỉ số đo lường trước và sau khi áp dụng LEAN để có căn cứ so sánh.
  • Tài liệu hướng dẫn áp dụng phương pháp quản lý sản xuất tinh gọn Lean cho doanh nghiệp ngành công nghiệp cơ khí và sản xuất thiết bị điện, điện tử

- Phần mềm LEAN được cung cấp dưới dạng dịch vụ có thể sử dụng đánh giá tại các doanh nghiệp và chuyển giao để cho cơ quan quản lý của Bộ Công Thương khai thác nếu cần thiết. Dựa trên sản phẩm này với các tùy chỉnh phù hợp sẽ có thể chuyển giao cho các Bộ, ngành quản lý các lĩnh vực khác trong cả nước.

Ngoài ra, kết quả của nhiệm vụ cũng có thể được áp dụng cho các lãnh đạo của các công ty, doanh nghiệp cho việc phân tích lãng phí trong doanh nghiệp phục vụ việc quản lý kinh doanh. Các doanh nghiệp tương tự cũng như bổ sung thêm kinh nghiệm áp dụng tại các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp dệt may, da giầy, nhựa, hóa chất, thép, năng lượng khi có nhu cầu tự áp dụng phương pháp quản lý sản xuất tinh gọn LEAN.

20541

Phương pháp sản xuất tinh gọn (LEAN) là một trong những công cụ quản lý hiện đại, phù hợp với các doanh nghiệp trong lĩnh vực cơ khí và điện tử – những ngành đòi hỏi tính chính xác, năng suất cao và khả năng tối ưu hóa liên tục. LEAN tập trung vào việc nhận diện và loại bỏ các lãng phí trong toàn bộ chuỗi giá trị sản xuất, từ đó giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả vận hành, giảm thiểu chi phí và rút ngắn thời gian sản xuất.

Việc áp dụng LEAN mang lại nhiều lợi ích rõ rệt:

  1. Về hiệu quả kinh tế:
  • Giảm tỷ lệ phế phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra.
  • Tối ưu hóa tồn kho, giúp dòng tiền lưu chuyển linh hoạt hơn.
  • Tăng năng suất lao động thông qua việc rút ngắn thời gian chờ giữa các công đoạn, giảm thao tác dư thừa và tối ưu hóa bố trí mặt bằng sản xuất.
  • Hạ giá thành sản phẩm, từ đó tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ.
  • Tối ưu hóa chi phí vận hành, góp phần nâng cao lợi nhuận bền vững.
  1. Về hiệu quả xã hội và môi trường:
  • Giảm thiểu sử dụng tài nguyên và năng lượng thông qua việc loại bỏ các hoạt động không tạo giá trị, góp phần bảo vệ môi trường và hướng tới phát triển bền vững.
  • Cung cấp sản phẩm chất lượng với chi phí hợp lý hơn cho người tiêu dùng, nâng cao mức độ hài lòng và sự trung thành của khách hàng.
  • Góp phần hình thành lực lượng lao động có kỹ năng tốt hơn, làm việc trong môi trường khoa học và có hệ thống, từ đó nâng cao đời sống người lao động.
  1. Về ý nghĩa khoa học – công nghệ:
  • Việc tin học hóa các công cụ LEAN giúp doanh nghiệp nhanh chóng phân tích dữ liệu sản xuất, xác định chính xác các điểm nghẽn, lãng phí, từ đó lựa chọn công cụ cải tiến phù hợp.
  • LEAN kết hợp với chuyển đổi số và công nghệ 4.0 đang là xu hướng tất yếu giúp doanh nghiệp bắt kịp với tốc độ phát triển của thị trường toàn cầu.

Bên cạnh những kết quả trực tiếp, việc phổ biến, hướng dẫn và nhân rộng mô hình LEAN còn tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư bài bản hơn trong công tác cải tiến, từ đó lan tỏa giá trị và xây dựng nền tảng phát triển bền vững cho toàn ngành.

Doanh nghiệp; Công cụ LEAN; Cơ khí; Thiết bị điện; Điện tử

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Không