Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,935,059
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Lê Văn Ninh(1), Trần Thị Mai, Lê Thị Hường

SO SÁNH MỨC ĐỘ NHIỄM SÂU HẠI CHÍNH TRÊN CÁC GIỐNG LÚA NGẮN NGÀY SẢN XUẤT VỤ MÙA CỰC SỚM TẠI HUYỆN NÔNG CỐNG, TỈNH THANH HÓA

Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Hồng Đức

2017

34

Để có quỹ đất phát triển các cây vụ Đông, ở tỉnh Thanh Hóa bà con nông dân chú trọng đến gieo trồng các giống lúa ngắn ngày v ụ Mùa cực sớm. Tuy nhiên, sử dụng giống lúa gieo trồng sớm thường xuyên bị các loại dịch hại làm gi ảm năng suất, chất lượng. Việc bổ sung những giống lúa ngắn ngày, ít bị nhiễm các loài sâu h ại để gieo trồng vụ mùa tại tỉnh Thanh Hóa đang là yêu c ầu của thực tiễn sản xuất đặt ra. Ở các giống lúa khác nhau, tình hình phát sinh phát tri ển các loài sâu h ại cũng khác nhau. Sâu Cuốn Lá Nhỏ và Bọ Trĩ xuất hiện sớm, nhưng trên gi ống lúa Khang Dân các đ ối tượng thường gây hại nặng hơn các giống lúa khác, gi ống lúa Hồng Đức 9 thì mật độ sâu xuất hiện thấp hơn và tỷ lệ bị hại nhẹ hơn. Đối tượng sâu gây h ại nặng nhất là Sâu Đục Thân 2 chấm, tỷ lệ hại nặng nhất là giai đoạn lúa trỗ, giống lúa bị Sâu Đục Thân gây hại nặng là Khang D ân 18, tỷ lệ hại là 15,2%, gi ống lúa bị hại nhẹ nhất là Hồng Đức 9 cũng lên đến 9,3%.

  • [1] (2005), Tổng kết công tác bảo vệ thực vật năm 2005, kế hoạch công tác năm 2006 các tỉnh vùng khu 4,
  • [2] Lê Hoài Thanh, Lê Văn Ninh, Lê Hữu Cần (2016), Nghiên cứu xác định giống lúa ngắn ngày trồng trên chân đất 2 vụ lúa huyện Thạch Thành để tăng quỹ đất trồng cây vụ đông,Tạp chí khoa học Trường Đại Học Hồng Đức, Số 30
  • [3] Lê Văn Ninh, Vũ Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Diệu (2015), Đánh giá mức độ nhiễm một số sâu hại chính trên các giống lúa cực ngắn được tuyển chọn đưa vào sản xuất vụ mùa cực sớm tại Thanh Hoá,Tạp chí chuyên ngành Bảo vệ thực vật, Số 4 (261)