Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  19,346,874
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Các vật liệu nano (sản xuất và các tính chất)

Nguyễn Hoàng Long, Nguyễn Hà Thanh, Đào Anh Tuấn, Nguyễn Hữu Kế, Lê Vũ Tuấn Hùng(1)

Khảo sát sự ảnh hưởng của mật độ hạt nano Ag trên cấu trúc thanh nano ZnO/Ag nhằm tăng cường tín hiệu Raman của đế SERS đối với hợp chất Abamectin

Phát triển Khoa học và Công nghệ: Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TP. Hồ Chí Minh)

2021

2

1112-1124

2588-106X

Nghiên cứu này khảo sát ảnh hưởng của việc thay đổi mật độ các hạt nano Ag trên cấu trúc thanh nano ZnO/Ag đến khả năng khuếch đại tín hiệu đế SERS. Đầu tiên, các thanh nano ZnO được chế tạo bằng phương pháp sol – gel kết hợp với phương pháp lắng đọng bể hóa học. Tiếp theo, các hạt nano Ag được biến tính lên các thanh nano ZnO bằng phương pháp phún xạ magnetron DC. Mật độ và kích thước các hạt nano Ag biến tính lên các thanh nano ZnO được thay đổi bằng cách điều chỉnh các thời gian phún xạ lần lượt là 5, 10, 15 và 20s. Các tính chất về quang học của vật liệu được đặc trưng bởi các phép đo UV – Vis và PL. Hình thái bề mặt của các thanh nano ZnO và hạt nano Ag được khảo sát bằng kính hiển vi điện tử quét (SEM). Phép đo nhiễu xạ tia X (XRD) được sử dụng để khảo sát bản chất tinh thể của vật liệu. Thành phần và phân bố của các nguyên tố bên trong vật liệu được khảo sát bằng phổ tán sắc năng lượng tia X (EDX). Khả năng khuếch đại tín hiệu Raman của các đế SERS được đánh giá bằng cách đo phổ Raman của dung dịch chất thử R6G và ứng dụng khảo sát cho hợp chất hữu cơ abamectin với bước sóng laser kích thích 532 nm. Kết quả cho thấy đế SERS ZnO/Ag với thời gian phún xạ 15s cho khả năng khuếch đại SERS tốt nhất với việc nhận biết được dung dịch R6G ở nồng độ 10−9 M và abamectin ở nồng độ 50 ppm.

TTKHCNQG, CTv 149