Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,962,216
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Nông hoá

Mai Hải Châu(1), Ngô Minh Dũng

Ảnh hưởng của phân bón npk tổng hợp bọc vi sinh đến sinh trưởng và năng suất lúa trồng trong điều kiện đất phèn

Effect of coating of synthetic npk fertilizer with plant growth promotin bacteria (pgpb) on growth, yield of rice under alum stress

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp

2022

13

3-10

1859-3828

Vi sinh vật trong đất canh tác đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì độ phì nhiêu của đất, là chìa khóa cho việc sản xuất cây trồng thành công, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về lương thực thực phẩm trên phạm vi toàn cầu. Mục tiêu của nghiên cứu này là tăng cường các thuộc tính sinh trưởng, năng suất và khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng cho cây lúa khi được bón phân NPK tổng hợp  phủ các chủng vi khuẩn ở liều lượng khác nhau. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ, 4 lần lặp lại với 4 nghiệm thức phân bón [ASS (đối chứng), ASS-MC/LH2/1, ASS-SP2/LH2/1, ASS-ED/LH2/1] trong vụ đông từ năm 2018 - 2019 trên giống lúa Đài Thơm 8 trồng trên đất nhiễm phèn thuộc tỉnh Long An. Kết quả nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của ba chủng vi khuẩn đến sinh trưởng, năng suất lúa đã được ghi nhận. Nghiệm thức  (ASS-MC/LH2/1) cho chiều cao cây, số nhánh hữu hiệu, số lượng cây/khóm và năng suất đạt cao nhất (6,14 tấn/ha), theo sau là ASS-SP2/LH2/1 (5,82 tấn/ha), ASS-ED/LH2/1 và cuối cùng là nghiệm thức đối chứng (ASS).

Microorganisms in the rhizosphere soil play a key role in maintaining the soil fertility, which is a key for successful crop production to meet the increasing global food demand. The aims of this study were to boost growth attributes, yield and nutrient uptake of rice by different treatment combination of plant growth promoting bacteria (PGPB) and NPK fertilizer doses. The experiment was set up as one - way factorial design (Randomized Complete Block Design), including 4 different treatments with 4 replications spreading over two seasons:  winter season 2018 to 2019. The current study was done on rice cultivar (Dai Thom 8) at Long An province, a product was formulated by coating NPK with three bacterial strains of PGPB (Plant Growth Promoting Bacteria) compared the control fertilizer to improve rice productivity under a alum environment. The effects of three PGPB strains (MC/LH 2/1, SP2/LH 2/1 and ED/LH 2/1) on vegetative growth, yield of rice were tabulated. Results showed that the treatment with ASS-MC/LH2/1 produced the highest significant values of plant height, effective tiller and number of panicles per hill. The highest yield was obtained from ASS-MC/LH2/1 treatment (6.14 ton/ha), followed by ASS-SP2/LH2/1 (5.82 ton/ha). The ASS-ED/LH2/1 and control treatments recorded the lowest yield.

TTKHCNQG, CVv 421