



- Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam
Thuỷ văn; Tài nguyên nước
Trần Tuyết Mai, Đoàn Văn Hải, Trịnh Thu Phương(1)
Nghiên cứu ứng dụng công cụ khai thác sản phẩm của hệ thống định hướng cảnh báo lũ quét của Ủy hội sông Mê Công quốc tế (MRCFFGS) phục vụ xác định vùng nguy cơ lũ quét
Tạp chí Khí tượng Thủy văn
2020
720
10-22
0866-8744
Lũ quét là một trong những thảm họa tự nhiên gây chết người nhiều nhất, thường do mưa với cường suất lớn xảy ra trên các sông miền núi có độc dốc lớn và cấu trúc đất kém. Do vậy việc cảnh báo sớm lũ quét để giảm thiểu thiệt hại gây ra là vô cùng quan trọng. Để hỗ trợ cho công tác cảnh báo lũ quét hiện nay, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đã nghiên cứu phương pháp tính toán xác định nguy cơ lũ quét dựa trên sản phẩm của hệ thống định hướng cảnh báo lũ quét của Trung tâm nghiên cứu thủy văn Hoa Kỳ (MRCFFGS) và tổ hợp các sản phẩm mưa dự báo số trị đang sử dụng tại Trung tâm. Công cụ tính toán nguy cơ lũ quét được viết trên ngôn ngữ lập trình C–Sharp. Kết quả nghiên cứu đã được cảnh báo thử nghiệm cho 3 đợt lũ quét đã xảy ra trong tháng 10/2020 tại các tỉnh Trung Trung Bộ. Kết quả cho thấy, bản đồ nguy cơ lũ quét đều khoanh vùng nguy cơ rất cao đối với các khu vực đã xảy ra lũ quét. Việc ứng dụng công cụ này được kỳ vọng sẽ đóng góp vào việc nâng cao chất lượng cảnh báo lũ quét, phục vụ cho công tác phòng và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
TTKHCNQG, CVt 39
- [1] (), Operational Flash Output Flood Product Guidance System Descriptions,,https://ffg.mrcmekong.org/MRCFFG_CONSOLE/page_reference_product_definiti ons.php.
- [2] Konstantine, P.G.; Rochelle, G.; Robert, J.; Theresa, M.M.; Eylon, S.; Cristopher, S.; Jason, A.S. (2013), Hydro Research Center Technical Report No.9, 2013.,
- [3] (2018), Báo cáotổng kết dự án giai đoạn 2 “Điều tra, khảo sát, xây dựng bản đồ phân vùng nguy cơ xảy ra lũ quét khu vực miền Trung, Tây Nguyên, và xây dựng hệ thống thí điểm phục vụ cảnh báo cho các địa phương có nguy cơ cao xảy ra lũ quét phục vụ công tác quy hoạch, chỉ đạo điều hành phòng tránh thiên tai thích ứng với biến đổi khí hậu”,,
- [4] (2010), Báo cáo dự án “Điều tra, khảo sát, phân vùng và cảnh báo khả năng xuất hiện lũ quét ở miền núi Việt Nam”,
- [5] Saito,H.; Matsuyama, H. (2015), Probable Hourly Precipitation and Soil Water Index for 50–yr Recurrence Interval over the Japanese Archipelago.,SOLA 2015,11, 118–123
- [6] Hapuarachchi, H.A.P.; Wang, Q.J.; Pagano, T.C. (2011), A review of advances in flash flood forecasting.,Hydrol. Process.2011,25, 2771–2784.
- [7] Golian, S.; Saghafian, B.; Maknoon, R. (2010), Derivation of probabilistic thresholds of spatially distributed rainfall for flood forecasting.,Water Resour. Manage.2010,24, 3547–3559.
- [8] Glade, T. (2012), Landslide–triggering rainfall thresholds – review of concepts and some examples,,Mechanism, Prediction and Assessment Taichung, Taiwan, 2012.
- [9] Salvatici, T.; Tofani, V.; Rossi, G.; D'Ambrosio, M.; Stefanelli, C.T.; Masi, E.B.; Rosi, A.; Pazzi, V.; Vannocci, P.; Petrolo, M.; Catani, F.; Ratto, S.; Stevenin, H.; Casagli, N. (2018), Application of a physically based model to forecast shallow landslides at a regional scale.,Nat. Hazards Earth Syst. Sci.2018,18, 1919–1935
- [10] (2008), Flash Flood Risk Assessment for Area f-rom Marsa Alam to Ras Banas Report, 2008,
- [11] Hà, L.T. (2017), Những điều cần biết về lũ quét.,
- [12] (2008), Capacity Assessment of National Meteorological and Hydrological Services in Support of Disaster Risk Reduction.,World Meteorological Organization, Geneva, Switzerland, 2008,pp. 338