Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,973,262
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Thức ăn và dinh dưỡng cho động vật nuôi

Phạm Hải Ninh, Phạm Công Thiếu(1), Lê Thị Thanh Huyền, Đặng Vũ Hòa, Nguyễn Quyết Thắng, Đặng Thúy Nhung(2)

Mức năng lượng trao đổi và protein thích hợp trong khẩu phần lợn nái và lợn hương nuôi thịt

Khoa học kỹ thuật chăn nuôi

2021

265

24-30

Thí nghiệm được tiến hành nhằm xác định mức năng lượng và protein thích hợp trong khẩu phần nuôi lợn nái và lợn Hương nuôi thịt. Đối với lợn nái, lựa chọn 45 lợn nái Hương đồng đều về khối lượng, sức khỏe phân ngẫu nhiên vào 9 lô. Giai đoạn có chửa, lợn nái ăn theo 3 mức năng lượng trao đổi 2.700, 2.800, 2.900 kcal, với mỗi mức năng lượng là 3 mức protein thô 12, 13, 14%. Giai đoạn nuôi con, lợn nái ăn theo 3 mức năng lượng trao đổi 2.900, 3.000, 3.100 kcal, với mỗi mức năng lượng là 3 mức protein thô 14, 15, 16%. Đối với lợn thương phẩm, lựa chọn 45 cá thể lợn cai sữa đồng đều về khối lượng, sức khỏe phân ngẫu nhiên vào 9 lô. Lợn cai sữa tới 5 tháng tuổi ăn theo 3 mức năng lượng trao đổi 2.800, 2.900, 3.000 kcal, với mỗi mức năng lượng là 3 mức protein thô 13, 14, 15%. Lợn 6 tháng tuổi tới giết thịttheo 3 mức năng lượng trao đổi 2.800, 2.900, 3.000 kcal, với mỗi mức năng lượng là 3 mức protein thô 12, 13, 14%. Kết quả cho thấy Mức protein và năng lượng trao đổi cao cải thiện được khả năng sinh sản và sinh trưởng của lợn Hương. Mức 2.900 kcal ME và 14% protein đối với nái chửa cho khối lượng sơ sinh cao nhất. Mức 3.100 kcal ME và 16% protein đối với nái nuôi con cho khối lượng cai sữa cao nhất. Mức 3.000 kcal ME và 15% protein đối với lợn cai sữa tới 5 tháng tuổi; 3.000 kcal ME và 14% protein đối với lợn 6 tháng tuổi tới giết thịt cho khả năng sinh trưởng cao nhất.

TTKHCNQG, CVv 345

  • [1] Vũ Đỉnh Tôn; Phan Đăng Thắng (2009), Phân bố, đặc điểm và năng suất sinh sản của lợn Bản nuôi tại tỉnh Hoà Bình.,Tạp chí KHPT, 7(2): 10-17.
  • [2] Nguyễn Thị Thủy Tiên; Phạm Đức Hồng; Hồ Lam Sơn; Hà Văn Doanh (2013), Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của giống lợn nội Táp Ná nuôi tại Cao Bằng.,Tạp chí KHKT Chăn nuôi, 8: 58-64.
  • [3] Nguyễn Thiện (2006), Giống lợn và các công thức lai mới ở Việt Nam,,NXB Nông Nghiệp Hà Nội.
  • [4] Nguyễn Ngọc Phục (2010), trạng, đặc điểm sinh trưởng và năng suất sinh sản của lợn Khùa tại miền núi Quảng Bình.,Tạp chí KHCN Chăn Nuôi, 26: 1-8.
  • [5] Phạm Hải Ninh; Phạm Đức Hồng; Vũ Ngọc Sơn; Hoàng Thanh Hải; Nông Văn Căn (2015), Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của lợn Hạ Lang nuôi thâm canh.,Tạp chí KHCN Chăn nuôi, 56: 24-34.
  • [6] Phạm Đức Hồng; Phạm Hải Ninh; Vũ Ngọc Sơn; Nguyễn Khắc Khánh; Đặng Hoàng Biên; Hoàng Thanh Hải; Nguyễn Sinh Huỳnh; Đàm Đức Phúc; Nông Văn Căn; Lê Thao Giang (2016), Báo cáo tổng hợp Kết quả Khoa học Công nghệ nhiệm vụ Quỹ gen cấp Nhà nước Khai thác và phát triển sản xuất giống lợn Hạ Lang và Táp Ná Cao Bằng.,
  • [7] Nguyễn Văn Đức; Đặng Đình Trung; Nguyễn Văn Trung; Vũ Chi Cương; J.C. Maillard (2008), Đặc điểm ngoại hình, sinh sản, sinh trưởng, chất lượng thịt của giống lợn đen Lũng Pù Hà Giang. Tạp chí KHCN Chăn nuôi, Số đặc biệt: 90-99.,
  • [8] Trần Văn Do (2004), Báo cáo tóm tắt khả năng sinh trưởng phát triển của giống lợn Vân Pa ở tỉnh Quảng Trị,Hội nghị bảo tồn quỹ gen vật nuôi 1990-2004, Trang: 230-33.
  • [9] Nguyễn Hữu Cường; Phạm Sỹ Tiệp (2016), Xác định mức năng lượng trao đổi và protein phù hợp trong khẩu phần ăn cho lợn Móng cái hậu bị và chửa dựa trên các nguyên liệu sẵn có ở miền Bắc Việt Nam.,Tạp chí KHKT Chăn nuôi, 212(10.16): 47-53.
  • [10] Trịnh Phú Cử (2011), Đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh sản, sinh trưởng và cho thịt của giống lợn 14 vú nuôi tại Mường Lay, tỉnh Điện Biên.,Luận văn thạc sĩ nông nghiệp.
  • [11] Lê Thị Biên; Võ Văn Sự; Phạm Sỹ Tiệp (2006), Nuôi lợn Sóc, Kỹ thuật chăn nuôi một số động vật quý hiếm,Nhà xuất bản lao động xã hội, trang 36-39.