Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,806,178
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Cây rau, cây hoa và cây ăn quả

Lê Thị Thu Trang, Lã Tuấn Nghĩa, Trần Thị Minh Hằng(1), Trịnh Thị Lan

Nghiên cứu đa dạng di truyền nguồn gen mướp (Luffa aegyptiaca (L.) Roem.) ở miền Bắc Việt Nam bằng chỉ thị hình thái

Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

2020

11

20 - 28

1859 - 4581

Nghiên cứu đã tiến hành đánh giá đặc điểm hình thái của 108 mẫu giống mướp có nguồn gốc thu thập ở miền Bắc Việt Nam. Kết quả đánh giá cho thấy 108 mẫu giống mướp có nhiều tính trạng biểu hiện sự đa dạng từ 2-5 cấp độ khác nhau, điển hình là các tính trạng chiều dài đốt, dạng phiến lá, màu sắc lá, độ xẻ thùy lá, dạng cuống, mức độ tách cuống khỏi quả, hình dạng quả, màu quả ở giai đoạn chín thương phẩm, hình dạng núm quả và hình dạng rồng quà. Dựa trên 26 tỉnh trạng kiểu hình, qua phân tích 108 mẫu giống mướp có sự sai khác 0,21 được chia thành 3 nhóm khác nhau cách biệt về di truyền. Nhóm I gồm 66 mẫu giống và phân tách thành 2 nhóm phụ l-a và 1-b tại mức tương đồng di truyền 0,29; nhóm II gồm 25 mẫu giống, có hệ số tương đồng di truyền cao nhất là 0,63 (M28 và M39); nhóm III gồm 17 mẫu giống có hệ số tương đồng di truyền từ 0,26 đến 0,51. Kết quả nghiên cứu này cho thấy có sự đa dạng di truyền trong quần thể cây mướp ở miền Bắc Việt Nam và góp phần cung cấp những biến dị di truyền trong tự nhiên có giá trị để có chiến lược bảo tồn và khai thác nguồn gen này.

TTKHCNQG, CVv 201