Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,970,846
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Dinh dưỡng; Khoa học về ăn kiêng

Tạ Văn Tuấn, Nguyễn Thị Mơ, Nguyễn Hoàng Ngọc(1), Nguyễn Thị Loan

Thực trạng dinh dưỡng ở người bệnh đột quỵ não cấp điều trị tại Trung tâm đột quỵ não – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Nutritional status in patients with acute stroke treatment in a concentration center 108 military central hospital

Khoa học Điều dưỡng

2020

4

22-27

2615-9589

Sàng lọc tình trạng dinh dưỡng, đánh giá đặc điểm dinh dưỡng lâm sàng, nguy cơ suy dinh dưỡng và tỷ lệ suy dinh dưỡng tiến triển trong điều trị trên người bệnh đột quỵ não cấp. Nghiên cứu mô tả cắt ngang từ tháng 4-6/2016 trên 210 người bệnh đột quỵ não cấp được điều trị tại Trung tâm Đột quỵ não, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Kết quả Tình trạng dinh dưỡng chung tại thời điểm vào viện, có 63,3% người bệnh suy dinh dưỡng và nguy cơ suy dinh dưỡng, trong quá trình điều trị có cải thiện còn 58%, tại thời điểm ra viện còn 48,6%. Nhóm người bệnh ≤ 65 tuổi (nhóm 1) tỉ lệ nguy cơ suy dinh dưỡng thấp hơn nhóm người bệnh > 65 tuổi tương ứng là 43,8% so với 86,5% (nhóm 2), cải thiện dinh dưỡng cũng tích cực hơn trong quá trình điều trị tương ứng 21,1% so với 81,2% tại thời điểm ra viện. Nguyên nhân chủ yếu của nguy cơ suy dinh dưỡng bệnh viện đối với người bệnh đột quỵ não cấp là khó khăn trong nuôi dưỡng do các rối loạn nuốt, suy giảm nhận thức phải đặt sonde ăn hay tình trạng trào ngược dạ dày (54,8%). Kết luận Tỷ lệ người bệnh đột quỵ não cấp có nguy cơ suy dinh dưỡng bệnh viện cao (63,3%). Quá trình điều trị tình trạng dinh dưỡng có cải thiện rõ rệt với tình trạng suy dinh dưỡng khi ra viện giảm xuống còn 48,6%.

To screen nutrition status, review the c-haracteristics of clinical nutrition, the risks of malnutrition and the prevalence of malnutrition evolution during hospitalization in acute stroke patients. A prospective, descriptive study was carried out on 210 patients with acute stroke since 4-6/2016 treatment in a concentration center 108 Military central hospital . Results At admission 63.3% of patients were malnourished and at risk of malnutrition, the prevalence was 58% in the hospitalization, and 48.6% at disc-harge. In the patient group under 65 years-group 1, the risks of malnutrition was lower than that in the group over 65 – group 2(43.8% vs 86.5%). Nutrition status improvement is also better in the group 1, patients with the risk of malnutrition reduced to 21,1% at the disc-harge compared with 81,2% in group 2. The main cause of hospital malnutrition in acute stroke patients was the difficulty in feeding because of dysphagia, cognitive decline that needed stomach tube feeding and of gastric reflux 54.8%. Conclusion The risk of malnutrition in acute stroke patients was as high as 63.3%. In the treatment process the nutrition status of patients was improved significantly with the malnutrition rate reduced to 48.6%.

TTKHCNQG, CVv 485

  • [1] Cereda, Emanuele (2012), Mini Nutritional Assessment,Current Opinion in Clinical Nutrition and metabolic Care, (15): 29-41
  • [2] Score Patient (2014), Generated Subjective Global Assessment (PG- SGA) FD Ottery,
  • [3] Đoàn Trung Tân (2016), Tình trạng dinh dưỡng trước mổ và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân khoa ngoại tiêu hóa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương,
  • [4] Hyun Jung Lim Ph.D; R.D; Ryowon Choue Ph.D (2010), Nutrition status assessed by the Patient- Generaeted Subjective Global Assessment (PG- SGA ) is associated with qualities of diet and life in Korean cerebral infarction patients,Nutrition,26:766-771
  • [5] Trần Văn Vũ (2010), Đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở Bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối chưa lọc thận,
  • [6] Nguyễn Văn Thông (2013), Chăm sóc NB đột quỵ não, Bệnh học Thần kinh,
  • [7] (2016), Tài liệu tập huấn dinh dưỡng,
  • [8] Stephan M. Schneider; MD, Ph.D (2016), Nutrition support in Stroke,ESPEN LLL Programme 2016
  • [9] Moselman; et al (2013), Malnutrition and risk of malnutrition in patients with stroke: prevalence during hospital stay,J. Neur. Nurs., 45, 194-204