



- Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam
76
Hệ hô hấp và các bệnh liên quan
BB
Nguyễn Văn An(1), Triệu Thanh Bình, Lê Hạ Long Hải
Đặc điểm kháng sinh của một số vi khuẩn gây bệnh đường h hấp thường gặp trên bệnh nhi tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái năm 2022
Antibiotic resistance characteristics of common bacteria causing respiratory infection among children at Yen Bai General Hospital
Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam)
2025
2
244-248
1859-1868
Nhiễm khuẩn hô hấp là một trong những nguyên nhân gây bệnh chính và gây tử vong hàng đầu ở trẻ nhỏ. Sự lan tràn các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh càng dẫn tới nhiều thách thức trong việc lựa chọn kháng sinh phù hợp và hạn chế các liệu pháp điều trị hiệu quả. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu cắt ngang nhằm xác định tỷ lệ nhiễm và đặc điểm kháng kháng sinh các chủng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn hô hấp thường gặp ở bệnh nhi tại bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái năm 2022. Kết quả: Tỷ lệ phân lập được vi khuẩn gây bệnh là 32,7%, trong đó Haemophilus influenzae là vi khuẩn phổ biến nhất (36,0%), tiếp đó là Streptococcus pneumoniae (30,0%), Moraxella catarrhalis (22,0%) và Staphylococcus aureus (9,8%). H. influenzae có tỷ lệ kháng cao nhất với Ampicillin-sulbactam (91,9%), Ampicillin (91,6%) và Cefuroxime (88,0%). S. pneumoniae có tỷ lệ kháng cao nhất với erythromycine (98,7%), clindamycin (96,5%) và tetracycline (85,3%). M. catarrhalis có tỷ lệ kháng cao nhất với các kháng sinh azithromycin, erythromycin và trimethoprim-sulfamethoxazole, với tỷ lệ lần lượt là 75,5%, 66,7% và 55,9%. Tỷ lệ tụ cầu vàng kháng methicillin (Methicillin resistant Staphylococcus aureus-MRSA) là 80,3%. Kết luận: Nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng kháng sinh hợp lý, cần có các biện pháp giám sát và kiểm soát sử dụng kháng sinh tại các cơ sở y tế, đồng thời nâng cao nhận thức cộng đồng về để giảm thiểu tình trạng kháng kháng sinh và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Respiratory infections are a leading cause of morbidity and mortality among young children. Treatment is complicated by the spread of antimicrobial resistant strains, which presents a challenge in selecting appropriate antibiotics and limits the choices for effective therapy. Methods: This cross-sectional study aimed to determine the infection rate and antibiotic resistance profiles of common bacteria causing respiratory infections in pediatric patients at Yen Bai Province General Hospital in 2022. Results: Pathogenic bacteria were isolated in 32.7% of cases. The most frequently isolated bacteria were Haemophilus influenzae (36.0%), followed by Streptococcus pneumoniae (30.0%), Moraxella catarrhalis (22.0%), and Staphylococcus aureus (9.8%). H. influenzae exhibited high resistance to ampicillin-sulbactam (91.9%), ampicillin (91.6%), and cefuroxime (88.0%). S. pneumoniae showed the highest resistance rates to erythromycin (98.7%), clindamycin (96.5%), and tetracycline (85.3%). M. catarrhalis had the highest resistance to azithromycin (75.5%), erythromycin (66.7%), and trimethoprim-sulfamethoxazole (55.9%). The rate of methicillin-resistant Staphylococcus aureus (MRSA) was 80.3%. Conclusion: The study emphasizes the importance of appropriate antibiotic use, the need for surveillance and control measures for antibiotic use in healthcare facilities, and raising public awareness to reduce antibiotic resistance and protect public health.
TTKHCNQG, CVv 46