Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  20,978,097
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Xã hội học chuyên đề; Khoa học về giới và phụ nữ; Các vấn đề xã hội Nghiên cứu gia đình và xã hội; Công tác xã hội

Đỗ Đình Hiệu, Đỗ Thị Tám(1)

Đánh giá nguồn vốn sinh kế trong xây dựng nông thôn mới tại huyện thọ xuân tỉnh Thanh Hóa

Assessment of livelihood resources in new rural construction in tho xuan district, thanh hoa province

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp

2022

6

108-120

1859-3828

Bài viết nhằm đánh giá thực trạng nguồn vốn sinh kế và đề xuất giải pháp nhằm phát triển sinh kế bền vững trong xây dựng nông thôn mới (XDNTM) tại huyện Thọ Xuân. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp: điều tra thứ cấp, chọn điểm nghiên cứu, điều tra sơ cấp, đánh giá theo thang đo 5 cấp của Likert. Sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên chọn 450 hộ để điều tra. Kết quả cho thấy nguồn vốn để phát triển sinh kế trồng trọt được đánh giá ở mức cao ở cả 3 vùng. Nguồn vốn để phát triển sinh kế chăn nuôi được đánh giá ở mức cao tại vùng 1 và vùng 2 và ở mức trung bình tại vùng 3. Nguồn vốn để phát triển sinh kế nuôi trồng thủy sản được đánh giá ở mức cao tại vùng 2 và ở mức trung bình tại vùng 1 và vùng 3. Nguồn vốn để phát triển sinh kế làng nghề được đánh giá ở mức cao ở vùng 2 và ở mức rất cao tại vùng 1 và vùng 3. Nguồn vốn để phát triển sinh kế dịch vụ được đánh giá ở mức rất cao tại vùng 1 và ở mức cao tại vùng 2 và vùng 3. Để phát triển sinh kế bền vững cần xây dựng chiến lược sinh kế theo vùng; phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung và nhân rộng mô hình sinh kế bền vững; nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn sinh kế; quản lý sử dụng nguồn vốn sinh kế linh hoạt, hiệu quả; tăng cường liên kết, liên doanh, huy động vốn; tăng cường tuyên truyền, phổ biến chính sách; tăng cường sự tham gia của cộng đồng.

The article aims to assess the livelihood resources and propose solutions to develop sustainable livelihoods in new rural construction in the Tho Xuan district. The research uses the following methods: secondary survey, selection of research sites, primary survey, and evaluation according to Likert's 5-level scale. Using the random sampling method to select 450 households for the survey. The results show that livelihood sources for crops were assessed at a high level in all three regions. Livelihood sources for livestock were assessed at a high level in Region 1 and Region 2 and a medium level in Region 3. Resources for aquaculture livelihood were assessed at a high level in Region 2 and a medium level in regions 1 and 3. Livelihood resources for craft villages were evaluated at a high level in region 2 and a very high level in regions 1 and 3. Resources for service livelihood were evaluated at a very high level in Region 1 and a high level in Region 2 and Region 3. To develop sustainable livelihoods, it is necessary to develop regional livelihood strategies; develop concentrated commodity production areas and replicate sustainable livelihood models; improve access to livelihood capital; manage and use livelihood capital flexibly and effectively; strengthen linkages, joint ventures, and capital mobilization; strengthen propaganda and dissemination of policies and increase community participation.

TTKHCNQG, CVv 421