Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,820,784
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

34

Đa dạng sinh học

Phạm Văn Anh, Nguyễn Quảng Trường, Trần Văn Thuỵ, Lê Đức Minh, Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Kiều Băng Tâm, Phạm Thị Thu Hà(1), Đặng Thị Hải Linh, Đoàn Thị Nhật Minh, Trần Văn Thụy(2)

Các loài lưỡng cư và bò sát quý, hiếm ở tỉnh Sơn La và giá trị bảo tồn

Threatened Species of Amphibians and Reptiles from Son La Province and Their Conservation Values

Các khoa học Trái đất và Môi trường - Đại học Quốc gia Hà Nội

2023

01

53-61

2615-9279

Trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận 39 loài lưỡng cư và bò sát có giá trị bảo tồn cao ở tỉnh Sơn La bao gồm 2 loài có tên trong Nghị định số 64/2019/NĐ-CP của Chính phủ; 12 loài có tên trong Nghị định 84/2021/NĐ-CP của Chính Phủ; 12 loài có tên trong các phụ lục CITES (2019); 22 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007) và 24 loài có tên trong Danh lục đỏ IUCN (2022). Bên cạnh đó, chúng tôi ghi nhận 21 loài lưỡng cư, bò sát (LCBS) có giá trị bảo tồn bị khai thác để làm thực phẩm và buôn bán. Các nhân tố chính tác động đến các loài khu hệ lưỡng cư và bò sát là phá rừng làm nương rẫy; khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ; chăn thả gia súc; các hoạt động khai thác đá, xây dựng nhà máy thủy điện, đường giao thông; săn bắt làm thực phẩm và buôn bán. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở khoa học cho công tác quản lý, bảo tồn các loài LCBS và đa dạng sinh học ở tỉnh Sơn La.

From the field survey research between 2012 and 2021, we herein provide a list of 39 threatened species of amphibians and reptiles from Son La Province. Of these, the following species have high conservation values: two species are listed in the Governmental Decree No. 64/2019/ND-CP, 12 species are listed in the Governmental Decree No. 84/2021/ND-CP, 12 species are listed in the CITES Appendices, 22 species are listed in the Vietnam Red Data Book (2007), and 24 species are listed in the IUCN Red List (2022). In addition, 21 species are being exploited for food and wildlife trade by local people. Major threats to the habitat and populations of amphibians and reptiles in the study areas include deforestation, slash-and-burn cultivation, hunting activities, exploitation of forest products, quarrying, hydropower and road construction, as well as overharvesting for food and trade. The research results provide a scientific base for conservation and management of amphibians, reptiles and biodiversity of Son La Province.

TTKHCNQG, CTv 175