Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,134,460
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Bệnh học thuỷ sản

Nguyễn Hữu Nghĩa(1), Phan Trọng Bình, Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Trương Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Đức Bình, Phạm Thái Giang, Nguyễn Thị Nguyện, Lê Thị Mây, Phạm Thị Thanh

Quan trắc môi trường và bệnh vùng nuôi trồng thủy sản khu vực phía Bắc

Environmental and disease monitoring in the northern aquaculture area

Khoa học & công nghệ Việt Nam

2022

9B

54 - 59

1859-4794

Nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) đang đối mặt với thách thức dịch bệnh và ô nhiễm môi trường. Quan trắc môi trường và bệnh vùng NTTS nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu chỉ đạo và điều hành sản xuất, đưa ra các biện pháp kỹ thuật hỗ trợ người nuôi. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1/2020 đến tháng 10/2020 bao gồm 13 điểm tại nguồn nước cấp vùng nuôi tôm nước lợ ở các tỉnh Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế; 11 điểm vùng nuôi ngao/nhuyễn thể tại các tỉnh Thái Bình, Thanh Hóa và Quảng Ninh; 11 điểm vùng nuôi cá lồng tại các tỉnh Hòa Bình, Yên Bái và Hải Dương với 23 đợt quan trắc khu vực nguồn nước cấp cho tôm nước lợ, 7 đợt cho các khu vực nuôi cá rô phi, cá nuôi lồng nước ngọt và khu vực nuôi nhuyễn thể. Kết quả cho thấy, độ kiềm, NH4, NO2, Vibrio tổng số và VpAHPND nguồn nước cấp cho vùng nuôi tôm nước lợ có số mẫu nằm ngoài giới hạn cho phép (GHCP) lần lượt là 12,37, 25,08, 16,67, 3,68 và 0,67%. Độ mặn, NH4, NO2 và Vibrio tổng số khu vực nuôi nhuyễn thể có tỷ lệ mẫu ngoài GHCP lần lượt là 23,38, 33,77, 32,50 và 3,9%. COD và NO2 khu vực nuôi cá rô phi và cá lồng nước ngọt có số mẫu vượt ngưỡng lần lượt là 29,87 và 22,08%. Khuyến cáo và cảnh báo kịp thời giúp cơ sở nuôi giảm thiểu những thiệt hại do ô nhiễm môi trường và bệnh gây ra.

Aquaculture is facing many challenges related to diseases and environmental pollution. Environmental and disease monitoring in aquaculture is to help authorities in planning and management, and to provide technical measures to support farmers. The study was carried out from January to October 2020, including 13 sites of supply water of brackish water shrimp farming areas of Nam Dinh, Nghe An, Ha Tinh, Quang Binh, Quang Tri, and Thua Thien Hue; 11 sites of clam/mollusc farming areas of Thai Binh, Thanh Hoa, and Quang Ninh; 11 sites of cage aquaculture of Hoa Binh, Yen Bai, and Hai Duong, with 23 monitoring times of the inlet water for brackish shrimp, 7 monitoring times for tilapia and freshwater cage culture. Alkalinity, ammonia, nitrite, total Vibrio, and VpAHPND values in shrimp farming water were higher than Vietnam’s environmental standard, valued at 12.37, 25.08, 16.67, 3.68, and 0.67% respectively. Salinity, ammonia, nitrite values, and total Vibrio in the mollusc farming water were higher than Vietnam’s environmental standard, which were 23.38, 33.77, 32.50, and 3.9%, respectively. Chemical oxygen demand and nitrite in the tilapia and freshwater cage farming water were higher than Vietnam’s environmental standard, which were 29.87 and 22.08%, respectively. Timely recommendations and warnings helped farmers minimise the damage caused by environmental pollution and diseases.

TTKHCNQG, CVv 8