Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  20,975,151
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Luật học

Đỗ Đình Hiệu, Đỗ Thị Tám(1), Mai Văn Phấn

Quản lý sử dụng đất trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Land use Management in the New Rural Construction in Tho Xuan District, Thanh Hoa Province

Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

2022

10

1326 - 1335

1859 - 0004

Nghiên cứu này nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hiệu quả trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Thọ Xuân. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp: điều tra thứ cấp, điều tra sơ cấp, đánh giá theo thang đo 5 cấp của Likert, đánh giá theo chỉ tiêu sử dụng đất. Sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên chọn 100 cán bộ để điều tra. Về thực hiện quy hoạch sử dụng đất có 9/30 chỉ tiêu sử dụng đất thực hiện đạt mức rất tốt, 5/30 chỉ tiêu đạt mức tốt, 3/30 chỉ tiêu ở mức trung bình; và 13/30 chỉ tiêu ở mức kém và rất kém. Về quản lý sử dụng đất có 2/12 tiêu chí được đánh giá ở mức rất tốt; có 7/12 tiêu chí được đánh giá ở mức tốt; có 2/12 tiêu chí được đánh giá ở mức trung bình và 1/12 tiêu chí được đánh giá ở mức kém. Để nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất cần tăng cường sự thống nhất, tính liên kết của quy hoạch; giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch; xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tổng thể; lập kế hoạch và phân loại các dự án sử dụng đất, tăng cường tuyên truyền, phổ biến; tăng khả năng tiếp cận đất đai.

The study aimed to assess the current situation and propose solutions for effective land use management in new rural construction in the Tho Xuan district. The research used the following methods: primary and secondary survey, evaluation according to Likert's 5-level scale, and assessment according to land use criteria. Using the random sampling method, 100 officers were selected for the survey. Regarding the implementation of land use planning, there were 9/30 land use indicators achieved at a very good level, 5/30 of them were good, 3/30 were at an average level, and 13/30 indicators were poor and very poor. Regarding land use management, 2/12 criteria were evaluated as very good; 7/12 criteria were rated as good; there were 2/12 criteria rated at an average level, and 01 criteria rated at poor level. Some solutions were proposed to improve the efficiency of land use management in new rural construction. To improve the efficiency of land use management, it is necessary to strengthen the unity and coherence of planning; monitor rigidly the implementation of the planning; build a master land database; plan and classify land use projects, strengthen propaganda and dissemination; and increase access to land.

TTKHCNQG, CTv 169