Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,029,399
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

67

Kỹ thuật xây dựng

Nghiên cứu khả năng sử dụng bê tông hạt mịn cường độ cao cho công nghệ in bê tông 3D

Research on the possibility of using high-strength fine aggregate concrete for 3d concrete printing technology

Tạp chí Khoa học công nghệ xây dựng

2022

3

50-59

1859-1566

Bê tông in 3D với tính năng cao đã và đang được nghiên cứu và phát triển ở nhiều nước trên thế giới. Mục đích chế tạo các loại bê tông in cường độ cao là để áp dụng trong công nghệ thi công không cốp pha theo quy trình in bê tông tiên tiến. Bài báo này trình bày một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm về thành phần và tính chất của bê tông in 3D hạt mịn sử dụng các vật liệu sẵn có ở Việt Nam. Vật liệu sử dụng gồm xi măng, tro bay, silica fume, cốt liệu mịn, phụ gia siêu dẻo và nước. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy tiềm năng chế tạo được loại bê tông in 3D có chất lượng tốt, với độ chảy trên bàn dằn từ 155 đến 195mm, cường độ nén tuổi 28 ngày dao động trong khoảng 62,6 – 73,5 MPa. Với hàm lượng phụ gia siêu dẻo là 0,22% và tỷ lệ nước/chất kết dính và cát/chất kết dính tương ứng là 0,35 và 0,7 đã thu được hỗn hợp bê tông in 3D có khả năng in tốt nhất.

3D printed concrete with high performance has been researched and developed in many countries around the world. This paper presents some experimental results on the composition and properties of fine-grained 3D-printed concrete using materials available in Vietnam. Materials used include Portland cement, fly ash, silica fume, fine aggregates, superplasticizers, and water. The experimental outcomes confirm that a type of 3D printing conrete can be produced and it has flowability in the range of 155 to 195 mm by the ballast table, 28-day compressive strength in the range of 62.6 – 73.5 MPa. The 3D printing concrete mix with the superplasticizer content of 0.22%, a water-to-binder ratio of 0.35, and a sand to binder ratio of 0.67 had the best extrudability in this experimental research.

TTKHCNQG, CTv 62