



- Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam
62
Xử lý môi trường bằng phương pháp sinh học; các công nghệ sinh học chẩn đoán
BB
Nguyễn Văn Tuyến, Chu Xuân Quang
Nghiên cứu quá trình thiếu khí - hiếu khí luân phiên ứng dụng trong xử lý nước thải nuôi tôm độ mặn thấp.
Alternating anoxic-aerobic process for treatment of low-salinity shrimp aquaculture wastewater.
Khoa học & Công nghệ (ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp)
2024
40
51-60
0866-7896
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu xử lý nước thải nuôi tôm có độ mặn thấp bằng hệ thống hiếu khí - thiếu khí luân phiên. Nghiên cứu đã đánh giá ảnh hưởng của độ mặn tới hiệu quả xử lý của hệ thống. Tiếp đó, ảnh hưởng của chế độ sục khí và thời gian lưu nước (HRT) tới hiệu quả xử lý của hệ thống cũng đã được khảo sát. Kết quả cho thấy, hiệu quả xử lý của hệ thống chỉ bị ảnh hưởng nhiều khi độ mặn ở mức 1,5%. Hiệu quả giảm COD và xử lý amoni giảm từ 93,85; 98,7% (độ mặn 0%) xuống 45,54; 72,24% (độ mặn 1,5%). Bên cạnh đó, độ mặn làm tăng khả năng lắng của bùn hoạt tính, chỉ số SVI giảm từ 90 ml/g (độ mặn 0%) xuống còn 38 ml/g (độ mặn 1,5%). Đối với các chế độ sục khí khác nhau thì hiệu quả xử lý được ghi nhận có sự khác nhau. Trong đó, chế độ hiếu khí/thiếu khí luận phiên là 60 phút/60 phút đạt hiệu quả xử lý amoni và giảm COD cao nhất, lần lượt đạt 99,81% và 97%. Giá trị HRT tối ưu được lựa chọn cho quá trình xử lý là 8 giờ.
This paper researched applying an alternate aerobic - anoxic system for low-salinity shrimp aquaculture wastewater treatment in Vietnam. The study evaluated the effect of salinity on the performance of the wastewater treatment system. Next, the influence of intermittent aeration mode (IA) and water retention time (HRT) on the treatment efficiency of the system was also investigated. The results showed that the treatment efficiency of the system was significantly affected when the salinity was at 1.5%. COD and ammonium removal efficiency decreased from 93.85 and 98.7% (0% salinity) down to 45.54; 72.24% (1.5% salinity). Besides, the increase in salinity improved the settling capacity of the activated sludge. The SVI decreased from 90 ml/g (0% salinity) to 38 ml/g (1.5% salinity). For different IA modes, the treatment efficiency was different. In which, the aeration/non-aeration mode with 60:60 minutes achieved the highest efficiency in ammonium and COD removal, reaching 99.81% and 97%, respectively. The optimal HRT value selected for the treatment was 12 hours.
TTKHCNQG, CVv 15