Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,123,515
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Bệnh học thuỷ sản

Trương Thị Mỹ Hạnh(2), Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Hữu Nghĩa(1), Phạm Hồng Nhật, Lê Minh Hải, Trương Thị Thành Vinh, Phan Thị Vân

Một số đặc điểm chính của Streptococcus agalactiae gây bệnh ở cá rô phi (Oreochromis sp.) nuôi trong nước lợ

Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

2020

12

73 - 79

1859 - 4581

Cá rô phi (Oreochromis sp) là một trong số loài nuôi thủy sản chủ lực ở Việt Nam, có thể sống trong môi trường nước lợ và nước ngọt. Trong môi trường nước ngọt, bệnh mà cá rô phi chịu ảnh hưởng lớn nhất là do Streptococcus agalactiae, song thông tin về bệnh do S. agalactiae gây ra ở cá rô phi nuôi nước lợ còn nhiều hạn chế. Mục đích của nghiên cứu này nhằm xác định ảnh hưởng và đặc điểm của S. agalactiae đối với cá rô phi nuôi trong môi trường nước lợ. Phương pháp nuôi cấy truyền thống kết hợp với phương pháp sinh học phân tử để định danh vi khuẩn và thử nghiệm một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển của S. agalactiae trong điều kiện in vitro đã được áp dụng trong nghiên cứu này. Kết quả cho thấy S. agalactiae phát triển tối ưu ở điều kiện nhiệt độ 35°C, pH=7 và độ mặn 10%o. S. agalactiae gây bệnh cho cá rô phi nuôi trong môi trường nước lợ với dấu hiệu bệnh lý điển hình như Xuất huyết gốc vây, mắt đục, mắt nổ hỏng, ruột không có thức ăn, gan xung huyết và mềm nhũn, ổ bụng chứa nhiều dịch, Phương pháp nuôi cấy, phản ứng API20Strep và phương pháp sinh học phân tử cùng cho kết quả như nhau về định danh loài S. agalactiae .

TTKHCNQG, CVv 201