Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,189,151
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

67

Vật liệu xây dựng

Lê Thu Trang, Nguyễn Thanh Sang(1), Hoàng Tiên Niên, Phạm Đinh Huy Hoàng, Thái Minh Quân

Nghiên cứu chế tạo bê tông cốt liệu tái chế sử dụng cốt sợi xơ dừa làm mặt đường

A research on fabrication of recycled concrete using coconut fiber as pavement material

Khoa học Giao thông vận tải

2023

2

255-267

1859-2724

Bê tông sử dụng cốt liệu tái chế thay thế cốt liệu tự nhiên gần đây đã thu hút nhiều nghiên cứu đạt được các kết quả khả quan và đóng góp vào việc bảo vệ môi trường khi mà vấn đề cạn kiệt tài nguyên ngày càng cấp bách. Bài báo này trình bày về bê tông cốt liệu tái chế sử dụng sợi xơ dừa và ảnh hưởng của hàm lượng sợi đến cường độ chịu nén, cường độ chịu chịu uốn, tính công tác và độ hút nước. Các cấp phối sử dụng trong nghiên cứu với hàm lượng xơ dừa là 0,4%, 0,7% và 1% theo khối lượng. Cường độ chịu nén và chịu uốn được thí nghiệm ở các tuổi 7, 28 và 56 ngày và được so sánh với loại bê tông đối chứng không sử dụng sợi. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng hàm lượng sợi xơ dừa làm tăng đáng kể đến đặc tính kéo của bê tông cốt liệu tái chế và với các cấp phối sử dụng, bê tông đạt cường độ trung bình 35MPa có thể sử dụng cho bê tông mặt đường, bê tông làm gạch lát vỉa hè và các cấu kiện dùng trong xây dựng đường ôtô.

The use of recycled aggregate in concrete, replacing natural aggregate, has recently attracted much research with promising results and contributed to environmental protection in the context of the increasingly urgent need to conserve resources. This article presents recycled aggregate concrete that uses coconut fiber and discusses the effect of fiber content on compressive strength, flexural strength, workability, and water absorption. The study uses three different fiber content levels (0.4%, 0.7%, and 1% by weight) in the concrete mixtures.
Compressive and flexural strengths were tested at the ages of 7, 28, and 56 days and compared with a control concrete mix without fibers. The results showed that the fiber content significantly increased the tensile properties of the recycled aggregate concrete. With the use of certain mix proportions, the concrete achieved a compressive strength of 35 MPa, making it suitable for applications such as road surfaces, paving blocks, and building components for motorways.

TTKHCNQG, CVv 287