Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,959,582
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Khoa học y, dược

BB

Pham Thi Phuong, Vu Xuan Thuy, Quan Cam Thuy, Tran Huu Quang, Dao Hai Yen, Trần Hữu Quang(1), Quản Cẩm Thúy(2)

MỨC ĐỘ NHIỄM POLYCHLORINATED BIPHENYLS (PCBs) TRONG TRỨNG GÀ: TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

POLYCHLORINATED BIPHENYLS (PCBs) CONTAMINATION LEVELS IN CHICKEN EGGS: ENVIRONMENTAL IMPACT

Tạp chí Phân tích Hóa, Lý và Sinh học

2024

4

57-67

Phương pháp phân tích polychlorinated biphenyls (PCB) trong trứng gà đã được phát triển bằng việc kết hợp sử dụng phương pháp chiết QuEChERS cải tiến và kỹ thuật sắc ký khí ghép nối khối phổ (GC-MS/MS). Nồng độ PCB được ghi nhận trong 50 mẫu trứng gà thu thập tại hai nhóm khu vực tái chế, bao gồm: nhóm tái chế kim loại và nhóm tái chế khác. Sau khi phân tích, có đến 20 trong 28 hợp chất PCB (ngoại trừ PCB8, PCB18, PCB44, PCB52 và PCB6) đã được phát hiện với tỷ lệ (DF) lớn hơn 30% trong trứng nguyên quả thu thập tại các khu vực tái chế. PCB123 có hàm lượng ghi nhận cao nhất trong các mẫu trứng thuộc nhóm tái chế kim loại, với khoảng hàm lượng là 0,48–21,60 ng/g-trọng lương lipid (lw), trong khi đó PCB180 (1,02–5,50 ng/g-lw) được quan sát có hàm lượng cao nhất đối với nhóm mẫu còn lại. Sự phân bố PCB trong trứng gà có mối liên quan với tính chất ưa béo của các PCB và số nguyên tử clo trong cấu trúc hợp chất. Với việc giải thích 72,3% tổng phương sai của bộ dữ liệu nồng độ PCBs trong trứng gà ở hai thành phần chính đầu tiên, kết quả phân tích thành phần chính cho thấy có sự khác biệt rõ rệt về nồng độ PCBs ở các mẫu trứng gà giữa hai nhóm thu thập mẫu. Trên mặt phẳng tạo bởi hai thành phần chính đầu tiên, các điểm mẫu trứng gà thuộc nhóm tái chế khác phân bố tập trung và tách biệt rõ ràng với các điểm mẫu trứng gà thuộc nhóm tái chế kim loại. Kết quả này cho thấy có sự khác biệt trong hồ sơ ô nhiễm PCBs trong môi trường sinh sống của gà đẻ trứng.

  • [1] Valentin L, Nousiainen A, Mikkonen A (2013), Introduction to organic contaminants in soil,Emerging Org. Contam. in Sludges
  • [2] Polder A et al. (2016), Dioxins, PCBs, pesticides and flame retardants in eggs f-rom Tanzania,Sci. Total Environ.
  • [3] Zheng X-B et al. (2012), Halogenated flame retardants in eggs f-rom e-waste region,Environ. Int.
  • [4] Labunska I et al. (2013), PBDEs in soil, sediment and dust at e-waste sites in Guiyu,Environ. Sci.: Processes & Impacts
  • [5] Labunska I et al. (2015), Human dietary intake of organohalogen contaminants at e-waste sites,Environ. Int.
  • [6] Piskorska-Pliszczynska J, Kan CA (2019), Contaminants in eggs: dioxins/PCBs and health implications,Chem. Hazards in Foods of Animal Origin
  • [7] Weber R et al. (2018), Life cycle of PCBs and contamination of food products,Environ. Sci. Pollut. Res.
  • [8] Piskorska-Pliszczynska J et al. (2017), Dioxins and PCBs in ostrich meat and eggs,Food Addit. Contam. Part A
  • [9] Traag W et al. (2006), Residues of dioxins and PCBs in eggs, fat and livers of hens,Chemosphere
  • [10] Olanca B et al. (2014), Dioxins, furans, dl-PCBs and ind-PCBs in egg products in Turkey,Chemosphere
  • [11] Ravanipour M et al. (2022), Exposure sources of PCBs and health risk assessment in Iran,Environ. Sci. Pollut. Res.
  • [12] Lambiase S et al. (2022), Bioaccumulation of PCDD/Fs and PCBs in free-range hens,Chemosphere
  • [13] Nghiem TX et al. (2022), PCDD/Fs and dioxin-like PCBs in chicken eggs and soils,Bull. Environ. Contam. Toxicol.
  • [14] Minh NH et al. (2016), Persistent toxic substances in Vietnam,Persistent Organic Chem. in the Environment
  • [15] Fiolet T et al. (2022), Dietary intakes of dioxins and PCBs and breast cancer risk,Environ. Int.
  • [16] Meeker JD, Hauser R (2010), Exposure to PCBs and male reproduction,Syst. Biol. Reprod. Med.
  • [17] Zhu M, Yuan Y, Yin H, Guo Z, Wei X, Qi X, Liu H, Dang Z (2022), Environmental contamination and human exposure of PCBs in China,Sci. Total Environ.
  • [18] Ododo MM, Wabalo BK (2019), PCBs and their impacts on human health: a review,J. Environ. Pollut. Hum. Health
  • [19] Melymuk L, Šebková K, Pullen Fedinick K, Diamond ML (2022), Persistent problem: global challenges to managing PCBs,Environ. Sci. Technol.
  • [20] Reddy AVB, Moniruzzaman M, Aminabhavi TM (2019), Polychlorinated biphenyls (PCBs) in the environment: Recent up-dates on sampling, pretreatment, cleanup technologies and their analysis,Chem. Eng. J.