Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,352,757
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Sức khoẻ nghề nghiệp; tâm lý ung thư học, Hiệu quả chính sách và xã hội của nghiên cứu y sinh học

Nguyễn Ngọc Anh, Tạ Thị Kim Nhung, Lê Thị Thanh Xuân, Phạm Thị Quân, Lê Thị Hương(1)

Đặc điểm chức năng hô hấp của người lao động tiếp xúc trực tiếp với bụi silic năm 2018

Tạp chí Nghiên cứu y học (Đại học Y Hà Nội)

2020

126

117-122

0868-202X

Bụi và hơi khí kích thích trong môi trường lao động là các yếu tố nguy cơ chính gây suy giảm chức năng hô hấp của người lao động, đặc biệt là trong các môi trường có bụi silic (SiO2). Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ mắc các rối loạn chức năng hô hấp của những người lao động tiếp xúc trực tiếp với bụi silic trong một số ngành nghề ở miền Bắc Việt Nam năm 2018. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến hành trên 1890 người lao động thuộc 6 nhà máy. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người lao động mắc rối loạn chức năng hô hấp là 29,8%. Rối loạn thông khí hạn chế chiếm đa số (28,0%), tiếp đó là rối loạn thông khí tắc nghẽn (1,2%), chiếm tỷ lệ thấp nhất là rối loạn thông khí hỗn hợp với 0,6%. Trong đó hầu hết là thông khí hạn chế nhẹ và rối loạn thông khí tắc nghẽn mức độ trung bình và nhẹ.

TTKHCNQG, CVv 251