Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,935,059
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Cây công nghiệp và cây thuốc

Nguyên Thị Hương, Trịnh Văn Vượng, Nguyên Thị Xuyên, Lê Thị Quỳnh Nga, Nguyên Quang Tin, Vũ Hoài Sâm(1)

Nghiên cứu tuyển chọn một số mẫu giống Địa hoàng (Rehmannia glutinosa Libosch.) triển vọng phục vụ sản xuất

Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

2021

06

35 - 39

1859-4581

Địa hoàng là cây thuốc quý, có giá trị sử dụng cao trong y học cổ truyền. Do nhân giống vô tính từ củ nhiều năm nên năng suất và chất lượng địa hoàng ở Việt Nam đã bị thoái hóa rõ rệt. Ngoài ra, ruộng sản xuất thường dễ bị nhiễm bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng của cây và năng suất dược liệu. Trong nghiên cứu này, 10 mẫu giống địa hoàng bao gồm cả mẫu thu thập trong nước và nước ngoài đã được đánh giá ở Thanh Trì (Hà Nội) để chọn ra được mẫu giống chất lượng cao phục vụ sản xuất. Kết quả thu được cho thấy, các mẫu giống địa hoàng có năng suất dao động từ 12,43 - 19,65 tấn/ha, hàm lượng catapol từ 0,39-1,92% ở năm thứ nhất và 12,83 - 22,75 tấn/ha, hàm lượng catapol từ 0,77 - 2,06% ở năm thứ hai. Qua đánh giá đã chọn được mẫu giống R.S-02 có nhiều ưu điểm như có khả năng thích nghi cao, chống chịu với một số loại bệnh hại mức khá, năng suất đạt 22,75 tấn/ha dược liệu tươi, hàm lượng catapol cao và tương đối ổn định (1,92% năm thứ nhất và 1,88% năm thứ 2). Khuyến nghị nhân mẫu giống triển vọng này để đưa vào sản xuất.

TTKHCNQG, CVv 201

  • [1] Zhang RX; Li MX; Jia ZP (2008), Rehmannia glutinosa. review of botany, chemistry and pharmacology.,Journal Ethnopharmacol 117:199- 211.
  • [2] Li J.; Fan X; Sun H.; Gu F. Zhang C. Gao z. and Zhou Y (2007), (). The Correlation Analyses of Yield-related Traits in Six Popularly Cultivated Cultivars of Rehmannia glutinosa f . hueichingensis.,
  • [3] Hong DY.; Yang HB; Jin CL; Holmgren NH (1998), Scrophulariaceae. In: Wu, Z.Y., Raven, P.H. (Eds.). Flora of China. Science Press, Beijing, and Missouri Botanical Garden Press,St. Louis: Flora of China Vol. 18 Page 53.
  • [4] Feng W. S. (2015), Two new ionone glycosides f-rom the roots of Rehmannia glutinosa Libosch..,Nat Prod Res, 29(l):59-6.
  • [5] Ewelina P.; Lukasz K.; Przemyslaw S.; Halina W. (2015), Shoot organogenesis, molecular analysis and secondary metabolite production of micropropagated Rehmannia glutinosa Libosch.,Plant Cell, Tissue and Organ Culture (2015) 120(2) :539-549.
  • [6] Phạm Thanh Loan; Hà Thị Thanh Đoàn (2016), Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất cây địa hoàng (Rehmannia glutinosa Libosch.) tại Việt Tri, Phú Thọ.,Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Hùng Vương.
  • [7] Nguyễn Bá Hoạt; Nguyễn Duy Thuần (2005), Kỹ thuật trồng, sử dụng và chế biến cây thuốc.,Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. Trang: 74-84.
  • [8] Phan Thúy Hiền; Ngô Quốc Luật (2016), Nghiên cứu bệnh hại trên 5 cây thuốc (địa liền, nghệ, sinh địa, mã đề và kim tiền thảo).,Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ Y tế
  • [9] Đỗ Huy Bích (2003), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam.,Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật. Tập 1; tr: 774-781.
  • [10] (2010), Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01- 38:2010/BNNPTNT về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng.,
  • [11] (2018), Dược điển Việt Nam V.,Trang 1164.