Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,075,759
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Kỹ thuật môi trường và địa chất, địa kỹ thuật

Bùi Thị Khánh Hoà, Nguyễn Vinh Thư, Phùng Kiến Quốc, Nguyễn Việt Hưng, Nguyễn Thị Hoàng Anh(1)

Nghiên cứu thử nghiệm phương pháp theo dõi quỹ đạo dông sử dụng dữ liệu ra đa thời tiết tại Việt Nam

An experimental study on thunderstorm tracking using weather radar data in Vietnam

Khí tượng thủy văn

2021

724

15-29

2525-2208

Ra đa thời tiết là công cụ quan trắc phục vụ đắc lực cho việc theo dõi, phát hiện và dự báo sự di chuyển của các vùng mây đối lưu có khả năng gây các hiện tượng thời tiết nguy hiểm. Bài báo này giới thiệu phương pháp mới theo dõi quỹ đạo di chuyển của vùng mưa dông được phát triển dựa trên phần mềm TITAN “Thunderstorm identification, tracking, analysis and nowcasting” có sử dụng thông tin phản hồi vô tuyến của ra đa ở Việt Nam. Nghiên cứu thử nghiệm áp dụng cho trường hợp mưa dông ngày 23/9/2020 tại khu vực Tây Bắc và cơn dông gây mưa cục bộ cho tỉnh Kon Tum và Đăk Nông ngày 27/2/2021. Kết quả chỉ ra rằng thuật toán được phát triển để theo dõi quỹ đạo di chuyển của vùng mưa dông là tương đối phù hợp và nắm bắt được xu hướng dịch chuyển của các vùng mây từ khi xuất hiện đến khi tan rã. Tuy nhiên dường như thuật toán phù hợp hơn với việc theo dõi các ổ dông đơn lẻ.

Weather radar is an effective monitoring tool for tracking, detecting, and nowcasting the movement of convection cloud areas that can cause dangerous weather phenomena. This paper introduces the new method for thunderstorm tracking based on TITAN software “Thunderstorm identification, tracking, analysis and nowcasting” using the weather radar reflectivity in Vietnam. The experimental study is applied to the case of thunderstorms that affected mainly the Northwest Region on September 23rd, 2020 and the the case of thunderstorms that affected Kon Tum and Dak Nong provinces on February 27th, 2021. The results showed that the developed algorithm for thunderstorm tracking can catch the movement of the cloud areas from the developing stage to the dissipating stage. That algorithm, however, seems to be better for single–cell thunderstorm tracking.

TTKHCNQG, CVt 39