Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,932,717
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Nhi khoa

Lương Thị Minh, Nguyễn Thị Việt Hà(1), Chu Thị Phương Mai

Mối liên quan giữa áp lực hậu môn trực tràng với kết quả điều trị táo bón chức năng ở trẻ em

Relationship between anorectal manometry results and treatment outcomes in children with chronic functional constipation

Nghiên cứu y học (Đại học Y Hà Nội)

2020

7

113-119

2354-080X

Táo bón thường gặp ở trẻ em, với phần lớn các trường hợp là táo bón chức năng. Nghiên cứu theo dõi dọc 41 trẻ ≥ 6 tuổi bị táo bón mạn tính chức năng theo tiêu chuẩn Rome IV. 32 trẻ đáp ứng điều trị tốt (78%) và 9 trẻ đáp ứng không tốt (22%). Áp lực nghỉ trung bình của hậu môn trước điều trị là 66,1 ± 16,7 mmHg, giảm xuống 59,4 ± 13,3 mmHg sau điều trị (p < 0,001). Nhóm có kết quả điều trị không tốt có áp lực nghỉ của hậu môn cao hơn so với nhóm có kết quả điều trị tốt (p < 0,001). Áp lực nghỉ hậu môn không có giá trị tiên lượng kết quả điều trị táo bón chức năng với diện tích dưới đường cong ROC (AUC) là 0,073 (95% CI 0,0001 – 0,21). Áp lực hậu môn trung bình khi rặn trước điều trị là 50,1 ± 21,2 mmHg, giảm xuống 44,1 ± 20,9 mmHg sau điều trị; áp lực trực tràng trung bình khi rặn trước điều trị là 71 ± 13,5 mmHg, tăng lên 74,1 ± 13,5 mmHg sau điều trị (p > 0,05). Áp lực trực tràng khi rặn có giá trị tiên lượng đối với kết quả điều trị táo bón chức năng với điểm ngưỡng để phân tách giữa nhóm có kết quả điều trị tốt và không tốt là 61 mmHg. Cần có thêm các nghiên cứu có cỡ mẫu lớn hơn về mối liên quan giữa áp lực hậu môn trực tràng với kết quả điều trị táo bón chức năng ở trẻ em, từ đó giúp đưa ra các biện pháp điều trị thích hợp cho trẻ.

Functional constipation is common in children. Longitudinal study of 41 children from 6 years old with chronic functional constipation according to Rome IV criteria resulted in 32 children with good response (78%) and 9 children with lesser response (22%). The average annus resting pressure before treatment was 66.1 ± 16.7 mmHg, decreased to 59.4 ± 13.3 mmHg after treatment (p < 0.001). The group with poor treatment results had a higher resting pressure than the good respose group (p < 0.001). Anal resting pressure did not have prognostic value for functional constipation treatment with an area under the ROC curve (AUC) of 0,073 (95% CI 0.0001 – 0.21). The average anal pressure during defecation before treatment was 50.1 ± 21.2 mmHg, decreased to 44.1 ± 20.9 mmHg after treatment; the average rectal pressure during defecation before treatment was 71 ± 13.5 mmHg, increased to 74.1 ± 13.5 mmHg after treatment (p > 0.05). Rectal pressure during defecation is a prognostic factor for the outcome of functional constipation treatment with a cutoff point for separation between good and poor treatment results of 61 mmHg. In conclusion, some anorectal manometry results have prognostic value of treatment outcomes, thereby provide appropriate recommendation for treatment of children with chronic functional constipation.

TTKHCNQG, CVv 251

  • [1] Cruz DAO, Neufeld CB, and Toporovski MS. (2010), Anorectal manometry in children with chronic functional intestinal constipation refractory to treatment.,Rev Paul Pediatr. 2010;28(4):347–351.
  • [2] Bigélli RHM, Fernandes MIM, Vicente YA de MV de A, et al. (2005), Anorectal manometry in children with chronic functional constipation.,Arq Gastroenterol. 2005;42(3):178–181.
  • [3] Phạm Thị Thanh Nga, Nguyễn Thị Việt Hà. (2017), Đánh giá hiệu quả của PEG 4000 và lactulose trong điều trị táo bón mạn tính chức năng ở trẻ em lứa tuổi tiểu học: thử nghiệm lâm sàng mở, mù đôi có đối chứng.,Tạp chí Y học Thực hành Thành phố Hồ Chí Minh. 2017;21(6):144.
  • [4] Nguyễn Thị Việt Hà, Đỗ Thị Minh Phương. (2016), Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ gây táo bón chức năng ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương,,Tạp chí Nhi khoa. 2016;9(1):29.
  • [5] Hyams JS, Lorenzo CD, Saps M, et al. (2016), Childhood Functional Gastrointestinal Disorders: Child/Adolescent.,Gastroenterol. 2016;150(6):1456-1468.e2.
  • [6] Benninga MA, Voskuijl WP, and Taminiau JA. (2004), Childhood Constipation: Is There New Light in The Tunnel?,J Pediatr Gastroenterol Nutr. 2004;39(5):448–464.