Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,978,154
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Lâm sinh

Vũ Kim Dung, Chu Thị Thùy Dung, Trần Đức Hạnh, Vũ Mạnh Tường, Phạm Văn Chương(1), Lê Ngọc Phước, Nguyễn Trọng Kiên

Phân lập một số chủng nấm hại gỗ và xác định khả năng kháng nấm của gỗ keo lai (acacia mangium x acacia auriculiformis)

Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp

2019

4

3-11

2615-9368

Gỗ được xem là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, tuy nhiên các sản phẩm gỗ từ gỗ tự nhiên thường bị các tác nhân sinh học tấn công, đặc biệt là nấm làm giảm độ bền, khối lượng và làm biến màu gỗ dẫn đến làm giảm giá trị của gỗ. Do đó, gỗ biến tính được sản xuất nhằm tăng độ bền của gỗ. Từ các mẫu gỗ mục đã phân lập được chủng nấm mục nâu M1 và 5 chủng nấm mục trắng L1–5, trong đó chủng L4 đã được định tên là loài Pleurotus ostreatus L4. Các chủng nấm mục trắng L4, mục nâu M1 và nấm biến màu Aspergillus niger LN02 đã được sử dụng để kiểm tra khả năng kháng nấm của gỗ keo lai biến tính bằng nano ZnO2 và biến tính nhiệt-cơ. Với thời gian ngâm tẩm gỗ keo lai với hạt nano ZnO2 nồng độ 1 g/l trong thời gian 1 - 5 giờ, gỗ được biến tính bằng phương pháp ngâm tẩm áp lực (8 bar) với hạt nano ZnO2 trong thời gian 5 giờ cho kết quả kháng nấm tốt nhất đối với cả ba loại nấm (tỷ lệ khối lượng hao hụt 0,93 - 1,2%, không bị biến màu gỗ). Gỗ Keo lai biến tính nhiệt-cơ ở 180˚C trong 221 phút, tỷ suất nén 50% cho kết quả kháng nấm mục trắng và nấm biến màu cao nhất (tỷ lệ khối lượng hao hụt 3,88%, gỗ bị biến màu độ 1), trong khi mẫu gỗ biến tính ở 140˚C trong 120 phút, tỷ suất nén 40% có khả năng kháng nấm cao nhất đối với nấm mục nâu (tỷ lệ khối lượng hao hụt 1,7%) sau 4 tuần.

TTKHCNQG, CVv 421

  • [1] Xoo – Sik Jo, Min – Jin Kang, Seong – Yong Choi, Young – Bok Yoo, Soon – Ja Seok and Hee – Young Jung (2010), Culture conditions for mycelial growth of Coriolus versicolor.,Mycobiology, 38 (3): 195-202.
  • [2] Tsoumis G. (1991), Science and technology of wood- structure, properties, utilization.,Chapman and Hall, New York.
  • [3] Skyba O., Niemz P. and Francis W.M.R. (2009), Resistance of thermo-hygro-mechanically (THM) densified wood to degradation by white rot fungi.,Holzforschung, 63: 639–646.
  • [4] Muhamad X. and Tomak E.D. (2016), Determination of decay resistance against various fungi of heat-treated Oak and Acaci.,International Symposium on New Horizons in Forestry, 37 (5): 99-106
  • [5] Mahmood T, Asad M.J., Asgher M., Gulfraz M., Ahmed D., Anwar P. and Zaman (2016), Isolation of Indigenous Brown Rot Fungi f-rom rotten wood f-rom se-lected areas of Pakistan.,Sciencedomain international 10 (4): 29724
  • [6] Kalmis E., Azbar N., Kalyoncu F. (), Evaluation of two wild types of Pleurotus ostreatus (MCC07 and MCC20) isolated f-rom nature for their ability to decolorize Benazol Black ZN textile dye in comparison to some commercial types of white rot fungi: Pleurotus ostreatus, Pleurotus djamor, and Pleurotus citrinopileatus.,Can J microbiol, 54 (5): 3666- 3670
  • [7] Haygreen J.G and Bowyer J.L (2003), Forest products and wood science – an introduction.,IOWA state university press
  • [8] Evren T., Nami K., Nural Y., Lauri R., Tsuyoshi Y (2016), Role of various nano-particles in prevention of fungal decay, mold growth and termite attack in wood, and their effect on weathering properties and water repellency,International Biodeterioration & Biodegradation, 107: 77 – 87.
  • [9] Carolina L.P., Sabrina P., Benedetto P., Jean-Paul C., Nathalie B., Claudio R., Beatriz O.S. (2010), Durability of five native Argentine wood species of the genera Prosopis and Acacia decayed by rot fungi and its relationship with extractive content,Biodegradation, 21: 753–760.
  • [10] Bhat K.M., Thulasidas P.K., Maria Florence E.J. (2005), Wood durability of home- garden teak against brown- rot and white- rot fungi.,Trees 19: 654–660.
  • [11] Bak M. and Németh R. (2018), Effect of different nanoparticle treatments on the decay resistance of wood.,Bioresources, 13 (4): 7886-7899
  • [12] Ayata U., Akcay C., Esteves B. (2017), Determination of decay resistance against Pleurotus ostreatus and Coniophora puteana fungus of heattreated scotch pine, oak and beech wood species,Maderas Ciencia y technologia, 19 (3): 309-316
  • [13] Trịnh Thu Thủy, Nguyễn Văn Giang, Nguyễn Ngọc Bằng, Phạm Thu Trang (2015), Phân lập và tuyển chọn các chủng nấm mốc sinh tổng hợp enzym laccase từ gỗ mục.,Tạp chí Khoa học và Phát triển, 13(7): 1173-1178
  • [14] Nguyễn Khởi Nghĩa (2017), Phân lập và tuyên chọn một số dòng nấm từ gỗ mục có khả năng loại màu thuốc nhuộm ở Đồng bằng sông Cửu Long.,Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ, 53: 79 - 87.
  • [15] Trịnh Hiền Mai (2013), Khả năng kháng nấm của ván mỏng gỗ Beech biến tính với các hợp chất có chứa N-methylol melamin.,Tạp chí Khoa học và công nghệ Lâm nghiệp, 4: 67-75.
  • [16] Tạ Thị Phương Hoa (2012), Độ bền sinh học của gỗ trám trắng (Canarium album Lour. Raeuschi) xử lý DMDHEU,Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2: 80 – 88.