Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  20,978,097
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

87

Kỹ thuật môi trường và địa chất, địa kỹ thuật

BB

Hiện trạng phân bố rác thải nhựa tại hệ sinh thái bãi triều và cảng cá thuộc Khu bảo tồn biển Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

Current status of plastic waste distribution in the intertidal ecosystem and fishing port in Nha Trang marine protected area, Khanh Hoa province

Khoa học và Công nghệ Việt Nam

2024

10B

63-68

1859-4794

Bằng phương pháp khảo sát và thu mẫu thực tế, nghiên cứu đánh giá hiện trạng, sự phân bố rác thải nhựa tại hệ sinh thái bãi triều và cảng cá thuộc khu bảo tồn biển Nha Trang đã được thực hiện. Kết quả cho thấy, tại sinh cảnh cảng cá, khối lượng trung bình rác thải nhựa là 50,5 g/m2, trong đó, nhựa PP thu được nhiều nhất vào buổi sáng với tổng khối lượng là 2,05 kg, trung bình 20,5 g/m2. Tiếp theo là LDPE có khối lượng là 0,5 kg, trung bình 5 g/m2, PS là 4 g/m2, PET là 2 g/m2, PVC là 2,5 g/m2 và cuối cùng là HDPE với khối lượng 1 g/m2. Tại sinh cảnh bãi triều, rác thải nhựa với khối lượng trung bình là 56 g/m2, PP chiếm ưu thế với tổng khối lượng là 2,9 kg, trung bình 29 g/m2. Tiếp theo là LDPE, trung bình 3,5 g/m2, PS 5 g/m2, PET 1 g/m2. Rác thải nhựa loại khác không tìm thấy ở cả hai sinh cảnh. Nghiên cứu cho thấy kích thước rác thải nhựa có sự dao động lớn, dài nhất thuộc nhóm PP (dây thừng) lên đến 150 cm và ngắn nhất là PET (màng bọc thực phẩm) dài 1 cm. Chiều rộng lớn nhất là LDPE lên đến 48 cm, gồm các vỏ chai nhựa và chiều rộng ngắn nhất là 1 cm thuộc nhóm PP với đại diện là lưới đánh cá. Sự khác nhau về khối lượng và thành phần rác thải nhựa cũng được tìm thấy cho hai lần thu mẫu khác nhau trong ngày. Kết quả nghiên cứu này cung cấp thông tin cho các bên liên quan nhằm đánh giá sự hiện diện của rác thải nhựa trong các hệ sinh thái vùng triều, nơi tiếp giáp và cũng là nguồn đóng góp vào sự gia tăng rác thải nhựa trong môi trường biển.

By surveying and collecting samples, this study examined the distribution and status of plastic waste in the intertidal ecosystem and fishing port of the Nha Trang marine protected area. The results show that, in the fishing port, the average mass of plastic waste is 50.5 g/m2, of which PP is collected the most in the morning with a total weight of 2.05 kg, averaging 20.5 g/m2. Next is LDPE with a weight of 0.5 kg, with an average of 5 g/m2, PS with a weight of 4 g/m2, PET with a weight of 2 g/m2, PVC with a weight of 2.5 g/m2 and finally HDPE with a weight of 1 g/m2. In the intertidal habitat, plastic waste has an average weight of 56 g/m2, PP dominates with a total weight of 2.9 kg, and an average of 29 g/m2. LDPE follows the list with an average of 3.5 g/m2, PS 5 g/m2, PET 1 g/m2. Other plastic waste was not found in both habitats. Research shows that the dimension of plastic waste has a large fluctuation, the longest is in the PP group (rope) up to 150 cm and the shortest is PET (food wrap) with 1 cm long. The largest width is LDPE up to 48 cm, including plastic bottles and the shortest width is 1 cm belonging to the PP group represented by fishing nets. Differences in the mass and composition of plastic waste were also found for two different sampling times per day. The results of this study provide information for stakeholders to assess the presence of plastic waste in the intertidal ecosystems, which are contiguous and contribute to the increase in plastic waste in the marine environment.

TTKHCNQG, CVv 8