Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  19,368,721
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Khoa học nông nghiệp

Đinh Thị Hải Vân, Lương Đức Anh, Nguyễn Thanh Lâm Ngô Thế Ân(1), Đoàn Thanh Thủy, Cao Trường Sơn

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA SỰ CỐ THỦY SẢN CHẾT HÀNG LOẠT TẠI VIỆT NAM

ASSESSMENT OF THE CURRENT STATUS AND IMPACTS OF MASSIVE FISH KILLS IN VIETNAM

Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên

2023

05

19-29

Nghiên cứu này được thực hiện trên địa bàn 5 tỉnh Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình, Thanh Hóa và Đồng Nai trong giai đoạn từ tháng 6/2021- 6/2022 nhằm đánh giá hiện trạng và tác động của sự cố thủy sản chết hàng loạt. Các phương pháp chính được sử dụng trong nghiên cứu gồm: thu thập số liệu thứ cấp; điều tra khảo sát; điều tra bảng hỏi và xử lý số liệu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, hoạt động nuôi trồng thủy sản đang phát triển cả về số lượng và chất lượng ở khu vực nghiên cứu; sự cố thủy sản chết hàng loạt diễn ra khá phổ biến với tổng số 39 vụ trong giai đoạn 2016-2021 trên địa bàn 5 tỉnh điều tra, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, gây ô nhiễm môi trường và các xung đột xã hội giữa các bên liên quan. Nguyên nhân dẫn đến sự cố thủy sản chết hàng loạt gồm: nguyên nhân tự nhiên (thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh) và nhân tạo (ô nhiễm môi trường). Trong đó, nguyên nhân ô nhiễm môi trường là nguyên nhân chủ đạo. Để khắc phục tình trạng trên, các bên liên quan trong hoạt động nuôi trồng thủy sản cần chủ động thực hiện các giải pháp ứng phó tổng hợp ở cả ba giai đoạn trước, trong và sau khi có sự cố thủy sản chết hàng loạt diễn ra.

This study was carried out in five provinces of Phu Tho, Hai Duong, Thai Binh, Thanh Hoa and Dong Nai to assess the current status and impacts of massive fish kills in the period of 6/2021-6/2022. The study was carried out by collecting secondary data; field survey; questionnaire survey; and data analysis. Results have showed that aquaculture activities have grown substantially in the study area. Massive fish kills are quite common with a total of 39 cases in the period 2016-2021 in the 5 investigated provinces, causing heavily economic losses, environmental pollution and social conflicts between the parties involved. The causes of massive fish kills include: natural causes (natural disasters, climate change, epidemics) and man-made causes (environmental pollution), in which, environmental pollution is the main cause. To overcome the above situation, stakeholders in aquaculture activities should be to proactively implement integrated response solutions at all three stages of before, during and after a massive fishies death incident occurs.