Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,959,582
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

62

Các công nghệ vi sinh vật trong nông nghiệp

BB

Thành phần và tần suất xuất hiện của nấm rễ nội cộng sinh (Arbuscular mycorrhizal fungi) trong đất vùng rễ và rễ cây rau trồng tại TP Hồ Chí Minh

A survey on the composition and occurrence frequency of Arbuscular mycorrhizal fungi in rhizospheric soils and roots of vegetables grown in Ho Chi Minh city

Khoa học và Công nghệ Việt Nam

2024

2B

60-65

1859-4794

Mục đích của nghiên cứu nhằm xác định sự hiện diện và thành phần nấm rễ nội cộng sinh (Arbuscular mycorrhizal fungi - AMF) có trong đất vùng rễ và rễ cây rau (14 loại rau ăn lá) được trồng tại các huyện Hóc Môn, Củ Chi và Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh. Kết quả phân lập bào tử nấm nội cộng sinh dựa vào phương pháp rây ướt đã ghi nhận có sự hiện diện của AMF trong đất vùng rễ cây rau với trung bình mật số bào tử là 87,6 bào tử/50 g đất. Đối với tỷ lệ cộng sinh của AMF vào mô rễ không ghi nhận sự cộng sinh trong 4 loại cây rau (dền, cải xanh, cải ngọt, cải thìa) nhưng có cộng sinh trong 10 loại cây còn lại, với trung bình tỷ lệ cộng sinh là 6,6%. Định danh bào tử nấm nội cộng sinh dựa vào các đặc điểm hình thái học ghi nhận trong tất cả các mẫu đất thu được xuất hiện nhiều kiểu hình của 5 chi nấm gồm Glomus, Acaulospora, Gigaspora, Scutellospora, Sclerocystis và 3 kiều hình chưa xác định. Trong đó, 2 chi Glomus và Acaulospora có tần suất xuất hiện nhiều nhất lần lượt là 43,9 và 39,6%.

The study aimed to determine the presence and composition of Arbuscular mycorrhizal fungi (AMF) in the rhizospheric soils and roots of vegetable plants (14 species of leafy vegetables) grown in Hoc Mon, Cu Chi, and Binh Chanh districts, Ho Chi Minh city. The results of the isolation of AMF spores based on the wet sieving method showed the presence of AMF in the rhizospheric soils of vegetables with an average spore density of 87.6 spores/50 g of soil. For the symbiotic ratio of AMF to the root tissues, there was no symbiosis in 4 vegetable crops, including amaranth, mustard green, leaf mustard, and bok choy. Still, there was symbiosis in the remaining 10 plants, with an average symbiotic rate of 6.6%. Identification of AMF spores based on the morphological characteristics recorded in all the soil samples appeared spore phenotypes of 5 fungal genera including Glomus, Acaulospora, Gigaspora, Scutellospora, and Sclerocystis. However, 3 morphological types were not yet identified. From the obtained results, two genera, Glomus and Acaulospora, have the highest frequency at 43.9 and 39.6%, respectively.

TTKHCNQG, CVv 8