Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,088,064
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Khoa học kỹ thuật và công nghệ

BB

Thân Văn Đón(1), Phạm Thị Thu, Chu Thị Thu, Phạm Thị Hồng Ngọc, Nguyễn Thị Lan Anh, Phan Quang Thức

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP BẢO VỆ, KHAI THÁC BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÙNG NÚI CAO, VÙNG KHAN HIẾM NƯỚC KHU VỰC NAM TRUNG BỘ

Tạp chí Khoa học Biến đổi khí hậu

2024

29

88-100

Hiện nay tình trạng thiếu nước ngọt vẫn đang hiện hữu tại các vùng khan hiếm nước trên toàn lãnh thổ Việt Nam, trong đó có khu vực Nam Trung Bộ. Tổng trữ lượng có thể khai thác ở khu vực Nam Trung Bộ là 50.691 m3/ng trong đó tỉnh Khánh Hòa có trữ lượng có thể khai thác lớn nhất với 12.758 m3/ng; tỉnh Ninh Thuận có trữ lượng có thể khai thác nhỏ nhất với 1.834 m3/ng. Trong báo cáo này nhóm tác giả sẽ tập trung nghiên cứu đánh giá hiện trạng và định hướng khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất ở vùng khan hiếm nước khu vực Nam Trung Bộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy khu vực có 8 tầng/đới chứa nước gồm các tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Pleistocen, các tầng chứa nước khe nứt, khe nứt - lỗ hổng trầm tích tuổi từ Arkeozoi đến Mezozoi và các đới chứa nước dọc theo các đứt gãy kiến tạo trong các đá xâm nhập, phun trào với lưu lượng khai thác công trình dự báo là 12.816 m3/ngày và có khả năng cung cấp cho tổng số 128.160 người với tiêu chuẩn sử dụng nước 100 l/người/ngày. Để khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước hợp lý và bền vững, báo cáo đã xác định được vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt và vùng bảo vệ miền cấp (vùng bổ cập) cho các công trình với bán kính vùng cho từng công trình tối thiểu là 20 m, diện tích bảo vệ vùng bổ cập từ 3,0 đến 12,0 km2.