Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  19,368,721
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Cây rau, cây hoa và cây ăn quả

Nguyễn An Sơn, Nguyễn Thị Phúc, Lê Ngọc Triệu(1), Nguyễn Thị Minh Sang, Lê Đoàn Đình Đức

Khảo sát ảnh hưởng của liều chiếu xạ tia X đến khả năng nảy mầm của hạt giống cây dạ yến thảo

Survey the effect of X-ray irradiation dose on the germinating ability of petunia’s seed

Phát triển Khoa học và Công nghệ: Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TP. Hồ Chí Minh)

2022

2

2141-2148

2588-106X

Dạ yến thảo là loài hoa ngoại, có nhiều màu sắc. Hạt Dạ yến thảo có tỉ lệ nảy mầm thấp nên cần có cơ chế kích thích để tăng tỷ lệ nảy mầm nhằm tăng năng suất và mang lại hiệu quả kinh tế. Nhiều phương pháp truyền thống để tăng khả năng nảy mầm như chọn lựa điều kiện tối ưu của môi trường như nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, hoặc bằng phương pháp hoá học. Ngày nay, chiếu xạ tia X càng được quan tâm trong kích thích nảy mầm và nghiên cứu đột biến. Ưu điểm của nguồn chiếu xạ bằng máy phát tia X là có thể thay đổi năng lượng phát, thay đổi liều chiếu và suất liều chiếu, điều này mang lại tính đa dạng trong ứng dụng; một ưu điểm nữa của máy phát tia X là không phải che chắn phóng xạ khi không sự dụng. Trong nghiên cứu này, máy phát tia X MBR-1618R-BE (Hitachi -Nhật Bản) được sử dụng với năng lượng phát là 160 keV, liều chiếu có thể thay đổi từ 1 Gy đến 1500 Gy. Hạt hoa Dạ yến thảo được lấy từ hạt hoa trồng trong điều kiện tự nhiên tại Đà Lạt. Các mẫu hạt hoa Dạ yến thảo được chiếu xạ với các liều 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Gy để đánh giá khả năng kích thích nảy mầm. Đồng thời sử dụng liều chiếu cao với các giá trị 100, 200, 300, 400 và 500 Gy để xác định liều chiếu LD50. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở liều chiếu 2 Gy, tỉ lệ nảy mầm đạt hơn 80% số hạt, gấp gần 4 lần so với mẫu đối chứng, với liều LD50 là 126 Gy.

Petunia is an immigrant flower with various colors. However, Petunia seed has a low germination rate. Thus, the stimulation of the germination plays an important role to increase the yield and this would bring economic efficiency. Many traditional methods have been used to increase the germination such as selecting the optimal conditions of the medium such as temperature, pressure, humidity, or chemical treatment. Nowadays, the X-ray irradiation is used to the germinating stimulation and mutation studies. Some advantages of using a X-ray generator as the source irradiation are easily changing the emitted energy, the dose and dose rate as well as when not in use it is not neccesary to shield the the apparatus. In this study, a X-ray generator MBR-1618R-BE (Hitachi, Japan) was used with the emission energy of 160 keV and the irradiated dose would be changed from 1 Gy to 1500 Gy. Petunia seeds were obtained from flower seeds grown in natural conditions at Da Lat city. Petunia seed samples were irradiated at doses of 1, 2, 3, 4, 5, 6 or 7 Gy to evaluate the ability to stimulate the germination and as well as at the high doses of 100, 200, 300, 400 or 500 Gy to determine the LD50 value. The results showed that at the dose of 2 Gy, the germination rate reached more than 80% of the seeds, approximately 4 times higher than that of the control sample and the LD50 value was 126 Gy.

TTKHCNQG, CTv 149