Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,352,757
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

76

Lão khoa, Bệnh người già

BB

Lê Thị Thanh Xuân, Lê Thị Hương(1), Phùng Thị Ngọc Anh, Nguyễn Minh Ngọc, Phùng Lâm Tới, Lê Thị Lan Anh, Nguyễn Hữu Đức Anh, Dương Thị Phượng

Tính giá trị và độ tin cậy của bộ công cụ MNA rút gọn trên người cao tuổi tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Validation and reliability assessment of the mini nutritional assessment- short form questionnaire among elderly at Hanoi Medical University Hospital

Tạp chí Nghiên cứu y học (Đại học Y Hà Nội)

2024

12

327-338

2354-080X

Nghiên cứu nhằm đánh giá tính giá trị, độ tin cậy của bộ công cụ Mini Nutritional Assessment (MNA) rút gọn (MNA-SF) trên người cao tuổi (NCT) tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 200 NCT. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ NCT có nguy cơ suy dinh dưỡng (SDD) và SDD theo thang đo MNA lần lượt là 9,0% và 48,5%. Tỷ lệ tương tự với thang đo MNA-SF dựa trên chỉ số khối cơ thể (BMI) là 16,5%; 48% và thang đo MNA-SF dựa trên chu vi bắp chân (CC) là 21,0% và 49%, tương ứng. Nghiên cứu cũng cho thấy bộ BMI-MNA-SF có độ nhạy (94,8%), độ đặc hiệu (76,5%) và độ chính xác chuẩn đoán – AUC (0,856) cao hơn một chút so với phiên bản CC-MNA-SF (93%; 61,2% và 0,77 tương ứng). Về độ tin cậy nội tại, kết quả cho thấy có sự tương đồng hoàn toàn giữa hai người đánh giá đối với cả ba dạng bảng hỏi của MNA, với hệ số kappa đều trên 0,8 và tỉ lệ đồng thuận là trên 90%. Như vậy, cả hai dạng MNA-SF (dựa trên BMI và CC) đều có tính giá trị và độ tin cậy tốt, có thể khuyến nghị sử dụng làm công cụ sàng lọc dinh dưỡng cho NCT.

The study aimed to evaluate the validity and reliability of the short-form MNA tool (MNA-SF) among the elderly patients at Hanoi Medical University Hospital. A cross-sectional descriptive study was conducted on 200 elderly individuals. Results showed that the proportion of elderly at risk of malnutrition and those with malnutrition according to the full MNA scale were 9.0% and 48.5%, respectively. Similar rates using the BMI-MNA-SF were 16.5% and 48%, and for the calf circumference (CC)-based MNA-SF were 21.0% and 49%, respectively. The study also demonstrated that the BMI-MNA-SF had slightly higher sensitivity (94.8%), specificity (76.5%), and AUC values (0.856) compared to the CC-MNA-SF version (93%, 61.2%, and 0.77, respectively). Regarding internal reliability, the results indicated complete agreement between two evaluators for all three versions of the MNA questionnaire, with kappa coefficients above 0.8 and agreement rates over 90%. Therefore, both forms of MNA-SF (BMI-based and CC-based) have good validity and reliability and can be recommended as a screening tool for nutritional assessment of the elderly.

TTKHCNQG, CVv 251