Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,355,312
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Khoa học về chăm sóc sức khoẻ và dịch vụ y tế

Phan Thị Mai Hương, Nguyễn Ngọc Anh, Lê Thị Thanh Xuân, Nguyễn Thanh Thảo, Phạm Thị Quân, Nguyễn Quốc Doanh, Lê Thị Hương(1), Nguyễn Xuân Phúc, Ngô Ngọc Thanh, Tạ Thị Kim Nhung

Kiến thức bệnh bụi phổi silic của người lao động và một số yếu tố liên quan tại hai công ty ở Đồng Nai năm 2020

Tạp chí Nghiên cứu y học (Đại học Y Hà Nội)

2021

8

329-340

2354-080X

Bệnh bụi phổi silic vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, bệnh có thể dự phòng được bằng việc nâng cao hiểu biết của người lao động. Nghiên cứu nhằm mô tả kiến thức về bệnh bụi phổi silic của người lao động và một số yếu tố liên quan tại hai công ty ở Đồng Nai năm 2020. Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Tiến hành phỏng vấn toàn bộ người lao động có tiếp xúc trực tiếp với bụi silic trên 1 năm. Nghiên cứu chỉ ra rằng 52,4% người lao động biết về những hậu quả khi mắc phải bệnh này, khoảng 40,0% người lao động có kiến thức về việc làm giảm nguy cơ mắc bệnh. 39,0% người lao động chưa biết về dấu hiệu mắc bệnh, 56,9% người lao động chưa biết bệnh bụi phổi silic là bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm, 45,1% người lao động không biết việc đeo khẩu trang đúng quy định sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Tuổi nghề cao và việc không hút thuốc là những yếu tố liên quan đến việc có kiến thức tốt hơn về bệnh bụi phổi silic và cách phòng chống mắc bệnh. Phải nâng cao kiến thức cho người lao động về phòng bệnh để giảm thiểu những hậu quả nghiêm trọng do bệnh gây ra, đặc biệt là những người lao động có tuổi nghề thấp và hiện đang hút thuốc.

TTKHCNQG, CVv 251