Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  19,048,153
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Tâm lý học chuyên ngành

Nguyễn Tuấn Anh, Trương Thị Khánh Hà

Sự hài lòng với khu vực nơi sinh sống của trẻ em

Childrent’s satisfaction with living areas

Tâm lý học

2022

02

16 - 31

1859-0098

Khu vực nơi sinh sống của trẻ là một trong những môi trường nuôi dưỡng hạnh phúc cũng như nhân cách của trẻ. Sự hài lòng của trẻ với khu vực nơi sinh sống là một trong những thước đo sức khỏe tâm lý của trẻ. Bằng việc sử dụng bảng hỏi với 1.565 trẻ em đang sinh sống, học tập tại 6 tỉnh/thành phố cho thấy, xét về tổng thể, sự hài lòng với khu vực nơi sinh song của trẻ em ở mức cao. Mức độ hài lòng của trẻ 10 tuồi cao hơn trẻ 12 tuổi và của trẻ ở thành thị, nông thôn cao hơn trẻ ở miền núi. Đặc biệt, những trẻ có cảm nhận về khu vực sinh sống càng tích cực thì mức độ hài lòng với khu vực nơi sinh sống càng cao. Yếu tố “an toàn ” có ảnh hưởng mạnh nhất đến cảm giác hài lòng và hạnh phúc của trẻ. Những kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao sự hài lòng của trẻ thông qua việc cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường và các mối quan hệ xã hội tại nơi trẻ đang sinh sống.

The area whe-re the child lives is one of the environments that nurture the child's happiness as well as his personality. Children's satisfaction with the area whe-re they live is one of the measures of children's psychological health. Using a questionnaire with 1,565 children living and studying in six provinces and cities shows that, overall, children's satisfaction with the area whe-re they live is high. The satisfaction level of 10- year-old children is higher than that of 12-year-old children and that of children in urban and rural areas is higher than that of children in mountainous areas. In particular, the more positive the children's perception of the living area is, the higher their satisfaction is. Safety is the strongest influential factor on children's satisfaction and happiness. The research results have important implications in improving children's satisfaction through improving and enhancing the quality ofthe environment and social relationships whe-re children are living.

TTKHCNQG, CVv 211