Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,066,375
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Nuôi trồng thuỷ sản

Nguyễn Hải Thanh, Nguyễn Minh Đông, Nguyễn Đỗ Châu Giang, Taku Nishimura, Phạm Văn Toàn(1), Ngô Thụy Diễm Trang

Hiệu quả kinh tế, kỹ thuật của mô hình tôm - lúa trong bối cảnh biến đổi khí hậu và gia tăng xâm nhập mặn ở tỉnh Bạc Liêu

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2019

08

37-46

1859-4581

Đề tài nhằm đánh giá (1) khía cạnh kỹ thuật và hiệu quả kinh tế và (2) xác định các loài cây thủy sinh chịu mặn và ý kiến của người dân về các loài cây thủy sinh chịu mặn trong các mô hình tôm - lúa tại tỉnh Bạc Liêu. Đề tài được thực hiện bằng cách thu thập số liệu thứ cấp về diện tích, sản lượng, năng suất của mô hình tôm - lúa giai đoạn năm 2013 -2017 của 3 huyện Hồng Dân, Phước Long và Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu, kết hợp phỏng vấn trực tiếp 30 hộ dân ở mỗi huyện. Kết quả cho thấy cây năn tượng (Scirpus littoralis) được người dân chọn trồng trong vụ tôm chiếm 48,9% tổng số 90 hộ dân phỏng vấn. Phước Long trồng nhiều cả năn tượng (13/30 hộ) và năn kim (12/30 hộ), trong khi năn bộp là loài cây trồng chủ yếu trong vụ tôm ở Hồng Dân (23/30 hộ). Ngoài ra, bồn bồn cũng được lựa chọn trồng ở cả ba huyện. Một bụi đỏ, F lai và OM5451 là các giống lúa chịu mặn phổ biến trong mô hình tôm - lúa. Mô hình tôm - lúa mang lại lợi nhuận kinh tế ổn định, lợi nhuận trung bình của các mô hình tôm - lúa là 24,5 triệu/ha/năm, trong đó lợi nhuận từ con tôm là 22,8 triệu/ha/năm. Có 76,7% hộ dân ở Giá Rai, 80% hộ dân ở Hồng Dân và Phước Long trong nhóm hộ khảo sát đều mong muốn chuyển đổi sang mô hình nuôi tôm trồng cỏ trên đất lúa để ứng phó với điều kiện thời tiết ngày càng phức tạp hơn.

TTKHCNQG, CVv 201