Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,091,503
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

87

Kỹ thuật môi trường khác

Đỗ Thị Mỹ Phượng, Phan Thị Thanh Tuyền, Nguyễn Xuân Lộc(1)

Tổng hợp vật liệu Fe3O4-biochar từ bã mía ứng dụng để xử lý Safranin O trong dung dịch

Synthesis of Fe3O4-biochar from sugarcane bagasse used for Safranin O removal from aqueous solution

Khoa học (Đại học Cần Thơ)

2023

1

1-8

1859-2333

Fe3O4–biochar từ bã mía được sử dụng làm chất hấp phụ sinh học để loại bỏ hợp chất màu Safranin O (SO) trong dung dịch. Đặc trưng bề mặt của Fe3O4–biochar được nghiên cứu bằng phương pháp SEM/EDX và pHpzc. Các thí nghiệm theo lô được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của pH dung dịch, khối lượng Fe3O4–biochar, thời gian hấp phụ và nồng độ SO ban đầu đến quá trình hấp phụ. Kết quả cho thấy ở pH=6, khối lượng Fe3O4–biochar sử dụng là 3 g trong 50 mL dung dịch SO, thời gian hấp phụ ở 120 phút và nồng độ SO ban đầu ở 50 mg/L là các điều kiện thí nghiệm thích hợp cho quá trình hấp phụ SO. Mô hình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir mô tả tốt quá trình hấp phụ SO tại nhiệt độ phòng với R2 là 0,94. Dung lượng hấp phụ tối đa của quá trình hấp phụ SO là qmax = 12,18 mg/g. Nghiên cứu đã chứng minh rằng vật liệu Fe3O4–biochar từ bã mía có thể thu hồi một cách đơn giản sau quá trình xử lý và có thể sử dụng để loại bỏ cation màu SO trong dung dịch.

Fe3O4–biochar from sugarcane bagasse was used as a biosorbent to remove Safranin O (SO) dye in an aqueous solution. The surface characteristics of Fe3O4–biochar materials were studied by SEM/EDX method and point of zero charge (pHpzc). Batch adsorption experiments were carried out to evaluate the influence of solution pH, Fe3O4–biochar dosage, adsorption time, and initial SO concentration on the adsorption of SO by Fe3O4–biochar. The results showed that pH=6, Fe3O4–biochar dosage of 3 g in 50 mL SO sulution, adsorption time of 120 minutes, and initial SO concentration of 50 mg/L were optimum conditions for SO adsorption process. The Langmuir isotherm adsorption models described well the SO adsorption process at room temperature, with the regression coefficient R2 of 0.94. The maximum adsorption capacity of SO calculated by the Langmuir model was 12.18 mg/g. The study demonstrated that the Fe3O4–biochar can be easily separated from the solution by using an external magnet and can be effectively used to remove SO cationic dye in an aqueous solution.

TTKHCNQG, CVv 403