Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  20,961,774
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

87

Kỹ thuật địa chất công trình

BB

Lê Ngọc Thanh, Trần Đăng An(1), Lưu Hải Tùng

Nghiên cứu đánh giá và phân vùng nguy cơ sạt lở khu vực Bàu Trắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận

Assessment and mapping of landslide hazard in Bau Trang lake area, Bac Binh district, Binh Thuan province

Khí tượng Thủy văn

2025

774

13-23

2525-2208

Phân vùng nguy cơ sạt lở là cơ sở để thiết lập vùng an toàn và đề xuất các giải pháp quản lý rủi ro đối với đời sống và hoạt động phát triển kinh tế - xã hội khu vực Bàu Trắng tỉnh Bình Thuận. Bản đồ phân vùng các cấp độ nguy cơ gây ra do sạt lở khu vực này được thiết lập bằng phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) dựa vào số liệu khảo sát hiện trạng 53 điểm sạt lở trên địa bàn khu vực nghiên cứu từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 3 năm 2024. Sáu yếu tố thành phần đã được lựa chọn gồm địa chất trầm tích, cao độ địa hình, độ dốc, môi trường đất, khả năng xâm nhập nước vào bờ và tính thấm của đất. Kết quả cho thấy rằng có 3 địa điểm khảo sát nằm trong các vùng nguy cơ rất cao, bao gồm điểm sạt lở đã xảy ra. Các vùng có nguy cơ sạt lở từ rất thấp, thấp, trung bình, cao đến rất cao lần lượt chiếm 45,47%; 37,31%; 5,23%; 9,52% và 2,45% toàn diện tích phân vùng. Trầm tích gió Holocen (vQ21-2); địa hình thấp đến trung bình (cao độ 35-37 m); độ dốc thay đổi nhiều, từ 5 đến > 25o, đất cát trắng vàng; khả năng xâm nhập nước vào bờ ở mức cao đến rất cao; và tính thấm của đất ở mức khá cao đến cao là các yếu tố tự nhiên dẫn đến sạt lở bờ Bàu Bà. Kết quả nghiên cứu là tài liệu khoa học và thực tiễn giúp đề xuất các giải pháp công trình và phi công trình bảo vệ bờ khu vực Bàu Trắng.

Landslide hazard zoning serves as a basis for establishing safety zones and proposing risk management solutions for livelihoods and socio-economic development activities in the Bàu Trắng area, Bình Thuận Province. A risk zoning map with levels of risk caused by landslides in this area was developed using the Analytic Hierarchy Process (AHP) method based on survey data of 53 landslide sites in the study area f-rom March 14 to March 16, 2024. Six components were se-lected, including sedimentary geology, elevation, slope, soil environment, water intrusion potential, and soil permeability. The results show that three survey locations fall within very high-risk zones, including areas whe-re landslides have already occurred. The zones classified as very low, low, medium, high, and very high-risk account for 45.46%, 37.31%, 5.23%, 9.52%, and 2.45% of the total zoned area, respectively. Natural factors contributing to the landslides in the Bàu Trắng area include Holocene aeolian sediment (vQ21-2); low to moderate terrain (elevation 35-37 m); highly variable slopes, ranging f-rom 5 to >25°; yellowish-white sandy soil; high to very high water intrusion potential; and moderately high to high soil permeability. This research’s findings provide scientific and practical evidence for proposing structural and non-structural solutions to protect the banks of the Bàu Trắng area.
 

TTKHCNQG, CVt 39