



- Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam
76
Hệ hô hấp và các bệnh liên quan
Nguyễn Hoàng Nam, Đặng Quốc Tuấn, Bùi Văn Cường
Tình hình nhạy cảm kháng sinh của các chủng P.aeruginosa gây viêm phổi tại Trung tâm Hồi sức Tích cực Bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2024
Current status of antibiotic resistance of pseudomonas aeruginosa strains causing pneumonia at the intensive care unit of Bach Mai Hospital in 2024
Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam)
2025
2
83-87
1859-1868
Nghiên cứu nhằm khảo sát tính nhạy cảm kháng sinh của các chủng P.aeruginosa gây viêm phổi tại Trung tâm Hồi sức Tích cực – Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 91 bệnh nhân người lớn điều trị tại Trung tâm Hồi sức tích cực – Bệnh viện Bạch Mai, được chẩn đoán viêm phổi theo CDC 2023 và có kết quả vi sinh của các loại bệnh phẩm đường hô hấp dưới dương tính với P.aeruginosa. Loại trừ các bệnh nhân có thời gian điều trị <72h, đồng nhiễm P.aeruginosa với các vi khuẩn khác. Kết quả: Trong số các chủng P.aeruginosa phân lập được có 77,4% nhạy cảm với ceftazidim/avibactam, tỷ lệ kháng meropenem cao lên tới 72,5%. Tỷ lệ P.aeruginosa kháng thuốc khó điều trị là 58,1%. Trong số các chủng đã kháng meropenem, tỷ lệ nhạy cảm với ceftazidim/ avibactam là 66,7%, với ceftolozan/ tazobactam là 10,6%. Kết luận: Vi khuẩn P.aeruginosa phân lập được từ bệnh phẩm đường hô hấp ở các bệnh nhân viêm phổi trong nghiên cứu hầu hết đã kháng với các kháng sinh thường quy, tỷ lệ nhạy cảm với nhóm Carbapenem là thấp, các chủng vi khuẩn này còn nhạy cảm với kháng sinh Colistin tương đối cao.
The study aims to investigate the antibiotic resistance of Pseudomonas aeruginosa strains causing pneumonia at the Intensive Care Unit – Bach Mai Hospital. Subjects and Methods: A prospective descriptive study was conducted on 91 adult patients treated at the Intensive Care Unit – Bach Mai Hospital, who were diagnosed with pneumonia according to CDC 2023 criteria and had positive microbiological results for Pseudomonas aeruginosa from lower respiratory tract specimens. Patients with a treatment duration of less than 72 hours, co-infection of Pseudomonas aeruginosa with other bacteria, and cases where Pseudomonas aeruginosa was a colonizing microorganism were excluded. Results: Among the isolated Pseudomonas aeruginosa strains, 77.4% were susceptible to ceftazidime/avibactam, while the resistance rate to meropenem was as high as 72.5%. The rate of Pseudomonas aeruginosa strains resistant to difficult-to-treat antibiotics was 58.1%. Among the strains resistant to meropenem, the susceptibility rate to ceftazidime/avibactam was 66.7%, and to ceftolozane /tazobactam was 10.6%. Conclusion: The study highlights the high rate of antibiotic resistance of Pseudomonas aeruginosa in the Intensive Care Unit, with a considerable resistance rate to carbapenem antibiotics, indicating the necessity for new treatment strategies for pneumonia caused by Pseudomonas aeruginosa in critically ill patients.
TTKHCNQG, CVv 46