Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,935,059
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Hệ hô hấp và các bệnh liên quan

Nguyễn Thị Hằng, Đinh Ngọc Sỹ(1), Hoàng Thanh Vân

Giá trị của các xét nghiệm tìm vi khuẩn lao trong chẩn đoán lao phổi trẻ em

Tạp chí Nghiên cứu y học (Đại học Y Hà Nội)

2020

132

198-205

0868-202X

Lao trẻ em chiếm khoảng 10% tổng số ca bệnh lao, trong đó lao phổi chiếm 60 – 80%. Chẩn đoán lao trẻ em còn gặp nhiều khó khăn do khả năng tìm được bằng chứng vi khuẩn lao còn rất hạn chế. Việc chẩn đoán sớm bệnh lao phổi trẻ em hiện nay vẫn chủ yếu dựa vào các dấu hiệu lâm sàng nghi lao phổi; hình ảnh tổn thương nghi lao trên phim X-quang ngực và tiền sử tiếp xúc với người mắc lao phổi. Do vậy, cần nghiên cứu giá trị của một số xét nghiệm tìm bằng chứng vi khuẩn lao ở trẻ em mắc lao phổi. Nghiên cứu được tiến hành trên 259 bệnh nhân ≤ 15 tuổi được chẩn đoán và điều trị lao phổi theo hướng dẫn của Chương trình Chống Lao Quốc gia tại Khoa Nhi, Bệnh viện Phổi Trung ương từ 01/01/2017 đến 31/12/2018. Áp dụng 3 kĩ thuật nuôi cấy trên môi trường lỏng (Bactex); Xpert MTB/RIF và Quantiferon nhằm xác định vi khuẩn lao và tìm hiểu giá trị của mỗi phương pháp. Kết quả nghiên cứu cho thấy lao phổi trẻ em chiếm 59,5% (259/435 trẻ mắc bệnh lao); chủ yếu là lao phổi đơn thuần (chiếm 70,3%); 40,5% trẻ có kết quả nuôi cấy dương tính; độ nhạy và độ đặc hiệu trong chẩn đoán lao phổi trẻ em của Xpert MTB/RIF lần lượt là 68,75% và 95,2%; của Quantiferon là 76,59% và 59,4%. Lao phổi là thể lao thường gặp nhất ở trẻ em. Tuy nhiên, khả năng tìm thấy vi khuẩn lao ở trẻ mắc lao phổi bằng kỹ thuật nuôi cấy chỉ chiếm 40,5%. Việc kết hợp các kỹ thuật tìm bằng chứng vi khuẩn lao khác (Xpert MTB/RIF, Quantiferon) sẽ làm tăng khả năng chẩn đoán lao phổi sớm ở trẻ em.

TTKHCNQG, CVv 251

  • [1] Young. S. Seo., Ji - Man Kang, Dong - Soo Kim (2020), Xpert MTB/RIF assay for diagnosis of extrapulmonary tuberculosis in children: a systematic review and meta - analysis.,BMC Infectious Diseases,. 2020; 20;,14.
  • [2] Elhassan MM., Elmekki MA., Osman AL. (2016), Challenges in diagnosing tuberculosis in children: a comparative study f-rom Sudan.,Int J Infect Dis,. 2016; 43,: 25 - 29.
  • [3] Marais BJ., Gie RP., Hesseling AC. (2006), A refined symtom - based approach to diagnose pulmonary tuberculosis in children.,Pediatrics,. 2006; 118(5),:1350 – 1359
  • [4] Alavi SM., Salmanzadeh S., Bakhtiyariniya P (2015), Prevalence and treatment outcomes of pulmonary and extrapulmonary pediatric tuberculosis in Southwestern Iran.,Caspian J Intern Med,. 2015; 6(4),:213 - 219.
  • [5] Duc T. Nguyen, Ha Phan, Trang Trinh (2019), Sensitivity and c-haracteristics associated with positive QuantiFERON - TB Gold - Plus assay in children with confirmed tuberculosis.,PLOS ONE. 2019; 14(3).
  • [6] Meng Zhang, Miao Xue (2020), Diagnostic accuracy of the new Xpert MTB/RIF Ultra for tuberculosis disease: A preliminary systematic review and meta - analysis.,International journal of injectious diseases,. 2020; 90:35 - 45.
  • [7] R.T. Ncube, K.C. Takarinda, C. Zishiri. (2017), Age – stratified tuberculosis treatment outcomes in Zimbabew: are we paying attention to the most vulnerable?,Public Health Action. 2017; 7(3):212 - 217
  • [8] Lokekha R., Auwatnonthakate A., Nateniyom S. (2006), Childhood TB epidemiology and treatment outcomes in Thailand: a TB active surveillance network, 2004 to 2006.,BMC Infect Dis,. 2208;8, :94
  • [9] Harries AD., Graham SM., Weismuller MM. (), Childhood tuberculosis in Malawi: caseload, diagnostic practices and treatment outcomes.,Malawi Med J. 2005; 17(4),:119 –124.
  • [10] Luisa F.I.Y., Eillen V.F.S., Kelly C.M.H. (2017), Pulmonary tuberculosis in a pediatric reference hospital im Bogotá, Colombia.,The international Journal of Mycobacteriology. 2017; 6(3):258 - 263.
  • [11] Goussard P., Gie RP (2014), The role of bronchoscopy in the diagnosis and management of pediatric pulmonary tuberculosis.,Expert Rev Respir Med. 2014; 8(1):101 - 109