Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,820,784
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Khoa học kỹ thuật và công nghệ

BB

Dương Văn Hưng, Vũ Thị Hoà, Trần Văn Giáp, Đoàn Quang Trí(2)(1), Trần Thị Thu Thảo

Xây dựng hệ thống cảnh báo, dự báo xâm nhập mặn tỉnh Nam Định

Tạp chí Khí tượng Thủy văn

2025

2

97-107

Nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện hệ thống dự báo, cảnh báo xâm nhập mặn gây ra tại tỉnh Nam Định. Hệ thống cảnh báo, dự báo được xây dựng dựa trên phương pháp mô hình hóa kết hợp với hiển thị kết quả dựa trên công nghệ GIS. Hệ thống đã được đưa vào sử dụng dự báo, cảnh báo xâm nhập mặn từ tháng 01 đến tháng 04 năm 2024. Kết quả cho thấy hệ thống chạy khá ổn định, số liệu cập nhật liên tục, đầy đủ. Kết quả dự báo được so sánh với thực đo cho thấy phạm vi và giá trị nồng độ mặn xâm nhập mặn đạt kết quả tốt. Hệ thống đưa ra bản đồ rủi ro do xâm nhập mặn chi tiết đến cấp xã với tần suất kiệt P = 90% và P = 95%. Kết quả tính toán thể hiện với kịch bản tần suất P = 95% cho thấy số lượng các xã bị ảnh hưởng với cấp rủi ro cao và rất cao tăng (3 xã cấp độ rủi ro cao và 12 xã cấp độ rủi ro rất cao). Theo thang chia cấp độ rủi ro thì nồng độ mặn tương ứng cấp rủi ro này chỉ thích hợp khai thác sử dụng nước cho nông nghiệp, không đảm bảo cho nước sinh hoạt. Hệ thống dự báo, cảnh báo xâm nhập mặn này sẽ là bộ công cụ hữu hiệu giúp Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Nam Định thực hiện công tác dự báo, cảnh báo sớm xâm nhập mặn có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh. Hệ thống này còn có thể được sử dụng làm cơ sở lý thuyết áp dụng cho những vùng ven biển khác.

  • [1] McCuen RH, Knight Z, Cutter AG (2006), Evaluation of the Nash-Sutcliffe efficiency Index,Journal of Hydrologic Engineering
  • [2] Nash JE, Sutcliffe JV (1970), River flow forecasting through conceptual models: part I - Principles,Journal of Hydrology
  • [3] Chiến N.Q, Trịnh M.V (), Mô phỏng động thái mặn bằng LEACHMOD tại nông trường Rạng Đông,
  • [4] Cường H.V, Anh T.N, Tùng N.B (2020), Mô phỏng xâm nhập mặn sông Ninh Cơ bằng mô hình MIKE 3,Tạp chí Khoa học và Thủy lợi
  • [5] Hòa P.V (2019), Phân vùng xâm nhập mặn bằng công nghệ viễn thám tại tỉnh Bến Tre,
  • [6] (), Tình trạng xâm nhập mặn ở địa bàn tỉnh Nam Định,
  • [7] Hưng D.V, Hòa V.T, Giáp T.V, Hòa V.V, Trí Đ.Q (2024), Mô phỏng xâm nhập mặn ven biển tỉnh Nam Định bằng mô hình MIKE 11,Tạp chí Khí tượng Thủy văn
  • [8] (2022), Tình hình xâm nhập mặn khu vực Bắc Bộ,
  • [9] Dương V.N (2017), Nghiên cứu vận hành hồ Cửa Đạt phục vụ phát triển kinh tế xã hội Thanh Hóa,
  • [10] Thường L.T (2020), Nghiên cứu phân vùng hạn - mặn và giải pháp thích ứng vùng đồng bằng ven biển sông Mã,
  • [11] Dũng N.V (2018), An Giang ứng phó với hạn hán và xâm nhập mặn,Tạp chí Tài nguyên và Môi trường
  • [12] Hà L.T (2014), Xây dựng mô hình dự báo xâm nhập mặn vùng hạ lưu sông Mã, sông Yên,
  • [13] Hằng Đ.T (2010), Xây dựng chương trình dự báo xâm nhập mặn đồng bằng sông Hồng - Thái Bình,
  • [14] Hải Đ.V, Huệ L.T, Trí Đ.Q (2020), Nghiên cứu ứng dụng mô hình hóa dự báo lũ, xâm nhập mặn sông Cửu Long,Tạp chí Khí tượng Thủy văn
  • [15] Greenberg DA, Blanc-hard W, Smith B, Barrow E (2012), Climate change, mean sea level and high tides in the Bay of Fundy,Atmosphere-Ocean
  • [16] (2016), Phát triển và thực hiện các giải pháp thích ứng với BĐKH khu vực ven biển Việt Nam,