Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  20,978,097
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

10

Luật học

BB

Trương Đỗ Thùy Linh, Đỗ Thị Tám(1)

Nghiên cứu thực trạng tạo lập quỹ đất phục vụ đô thị hóa giai đoạn 2014-2023 tại huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh

Research on the land fund creation for urbanization in the period 2014-2023 in Binh Chanh district, Ho Chi Minh City

Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp

2024

6

143-154

1859-3828

Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng công tác tạo lập quỹ đất phục vụ đô thị hóa (ĐTH) trong giai đoạn 2014-2023 tại huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM). Các phương pháp sử dụng gồm: tổng quan có hệ thống; thu thập tài liệu, số liệu; phân tích, tổng hợp; tiếp cận mô hình khung ma trận Áp lực-Trạng thái-Phản hồi (PSR). Kết quả cho thấy, trong giai đoạn nghiên cứu huyện đã tạo lập được quỹ đất phục vụ ĐTH khá lớn (với diện tích 1.479,17 ha tại 59 dự án, 709 thửa đất) thông qua 3 phương thức. Trong đó, diện tích lớn nhất được tạo lập từ phương thức sử dụng quỹ đất công do Nhà nước quản lý hiện đang bỏ trống hoặc sử dụng không hiệu quả, chưa phù hợp (với diện tích 901,86 ha, tương ứng 60,97% tại 709 thửa đất). Tiếp đến là phương thức Nhà nước thu hồi theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (SDĐ) với 517,81 ha, (chiếm 35,01%) tại 59 dự án. Nhận chuyển nhượng quyền SDĐ thông qua hình thức nhà đầu tư tự thỏa thuận có diện tích ít nhất với 59,5 ha (chiếm 4,02%) tại 3 dự án. Song song đó, nghiên cứu đã chỉ ra một số tồn tại, làm cơ sở đề xuất giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả tạo lập quỹ đất phục vụ ĐTH cho địa bàn nghiên cứu.

The study aims to assess the current status of land fund creation for urbanization from 2014 to 2023 in Binh Chanh district, Ho Chi Minh City. The methods used include a systematic overview, documents and data collecting, analysis and synthesis, and approach to the Pressure-State-Response framework (PSR). The results show that, during the research period, Binh Chanh has created a large area of land funds for urbanization (with 1,479.17 ha in 59 projects and 709 parcels) through 3 methods. The largest area was created using public land managed by the State, which is currently vacant or used ineffectively or inappropriately (901.86 ha, reaching 60.97% at 709 parcels). Next was the method of State recovery according to land use planning with 517.81 hectares (equivalent to 35.01%) in 59 projects. Receiving land use rights transfer through self-negotiation by investors got the lowest rate of 59.5 ha (accounting for 4.02%) with three projects. In parallel, the study has pointed out some shortcomings, which are the basis for proposing suitable solutions to improve the efficiency of land fund creation for urbanization in the study area.

TTKHCNQG, CVv 421