Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,959,582
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Các công nghệ xử lý sinh học, xúc tác sinh học; lên men

Lê Phước Thọ, Nguyễn Phạm Trúc Anh, Trương Phước Thiên Hoàng(1), Nguyễn Hoàng Dũng, Nguyễn Thị Bạch Huệ

Tối ưu hóa điều kiện lên men để sản xuất Sophorolipid bằng phương pháp đáp ứng bề mặt

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2019

03+04

155-163

1859-4581

Trong nghiên cứu này, phương pháp đáp ứng bề mặt được sử dụng để tối ưu hóa các điều kiện lên men sản xuất sophorolipid (SL). Nhằm sàng lọc các yếu tố hàm lượng mật rỉ đường, hàm lượng dầu đậu nành, pH, nhiệt độ, thời gian lên men thì thiết kế Plackett-Burman được sử dụng. Trong các yếu tố khảo sát, 3 yếu tố hàm lượng mật rỉ đường, hàm lượng dầu đậu nành và nhiệt độ là tác động nhiều nhất (p<0,05) đến quá trình lên men. Để xác định giá trị tối ưu của 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình lên men, thì thiết kế Plackett-Burman là lựa chọn thích hợp. Kết quả với hàm lượng 134,27 g/l mật rỉ đường, 4.35% dầu đậu nành, nhiệt độ là 28,38°C sẽ cho hàm lượng sophorolipid thu nhận được là 50,87 g/l, trong đó hàm lượng sophorolipid dạng lactone chiếm 80%. Tiến hành lên men lượng lớn 100 lít môi trường trong bioreactor 500 lít hàm lượng sophorolipid là 52,15 ± 0,55 g/l không có sự chênh lệch nhiều khi lên men ở erlen 250 ml, năng suất sản xuất và tốc độ sản xuất của quá trình lên men lần lượt là 0,0074 g sophorolipid/g sinh khối/giờ và 0,3104 g sophorolipid/lít/giờ.

TTKHCNQG, CVv 201