Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,967,735
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Ung thư học và phát sinh ung thư

Nguyễn Thị Lan Hương, Lê Ngọc Hà(1), Lê Thanh Hướng

Một số đặc điểm lâm sàng, đột biến BRAF - V600E và kết quả phẫu thuật ung thư tuyến giáp biệt hóa kháng 131I

Tạp chí Nghiên cứu y học (Đại học Y Hà Nội)

2021

01

101-110

2354-080X

Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, tỉ lệ đột biến BRAF - V600E và đánh giá kết quả đáp ứng điều trị bằng phẫu thuật trên các bệnh nhân ung thư tuyến giápbiệt hóa kháng 131I. Nghiên cứu được tiến hành trên 60 bệnh nhân được chẩn đoán xác định ung thư tuyến giáp biệt hóa kháng 131I, có chỉ định phẫu thuật cắt bỏ khối tái phát/di căn, xét nghiệm đột biến gen BRAF - V600E và đánh giá hiệu quả điều trị phẫu thuật tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ 7/2016 đến 7/2020, Kết quả cho thấy bệnh nhân ung thư tuyến giáp biệt hóa kháng 131I tuổi trung bình 50,4 ± 15,9; tỉ lệ nữ/nam là 3,6/1 với kết quả mô bệnh học 95% là thể nhú và 5% là thể nang. Tỉ lệ đột biến gen BRAF - V600E là 81,7%. Kết quả đáp ứng sau phẫu thuật cho thấy 8,3% đáp ứng hoàn toàn; 51,7% đáp ứng không hoàn toàn về sinh hóa. Tỉ lệ đáp ứng không hoàn toàn về cấu trúc và đáp ứng trung gian lần lượt là 23,3% và 16,7%. Nghiên cứu chưa phát hiện có khác biệt về tỉ lệ đột biến gen theo các yếu tố tuổi, giới, độ ác tính mô bệnh học, giai đoạn khối u, giai đoạn hạch cổ, di căn xa. Trung vị PFS ở toàn bộ 60 bệnh nhân là 38,2 tháng, PFS ngắn hơn ở nhóm bệnh nhân có di căn xa, Tg không giảm, đáp ứng không hoàn toàn về cấu trúc sau phẫu thuật.

TTKHCNQG, CVv 251

  • [1] (2016), Thyroid Carcinoma,NCCN Clinical Practice Guidelines in Oncology
  • [2] Kim TH; Park YJ; Lim JA. (), The association of the BRAF (V600E) mutation with prognostic factors and poor clinical outcome in papillary thyroid cancer: a meta - analysis,Cancer.; 118 (7): 1764 - 1773
  • [3] Ngô Thị Minh Hạnh; Trịnh Tuấn Dũng; Hoàng Quốc Trường. (2019), Đột biến gen BRAF - V600E và mối liên quan với đặc điểm mô bệnh học trong ung thư tuyến giáp thể biệt hóa tái phát, di căn,Tạp chí Y dược lâm sàng 108.2019; 5: 127 - 133
  • [4] Nguyễn Thị Lan Hương (2013), Đánh giá kết quả điều trị ung thư giáp trạng thể biệt hoá sau phẫu thuật bằng I - 131 tại Viện Y học phóng xạ và U bướu quân đội,Y học lâm sàng 108.2013; 8:162 - 167
  • [5] Phạm Thị Minh Bảo; Lê Ngọc Hà (2007), Nghiên cứu một số một số đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị ung thư tuyến giáp biệt hóa sau phẫu thuật bằng I - 131 tại bệnh viện Trung ương quân đội 108,Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Quốc phòng.2007
  • [6] Fernanda V; Denise P; Mario V. (2014), A new appraisal of iodine refractory thyroid cancer,European Journal of Endoc.2014; 22: 301 - 310
  • [7] Haugen BR; Sherman SI. (2013), Evolving approaches to patients with advanced differentiated thyroid cancer,Endocr Rev.2013; 34,:439 - 455
  • [8] Francis W. (2014), Treatment strategies for radioactive iodine - refractory differentiated thyroid cancer,Ther Adv Med Oncol.2014; 6161: 267 - 279
  • [9] Brian RH; Erik KA; Keith CB (2016), American Thyroid Association Management Guidelines for Adult Patients with Thyroid Nodules and Differentiated Thyroid Cancer,Thyroid. 2016; 26 (1): 1 - 133
  • [10] Pfister DG; Fagin JA. (2008), Refractory thyroid cancer: a paradigm shift in treatment is not far off,J Clin Oncol. 2008; 26 (29), 4701 - 4704